17. Lớp học của cô giáo "bao đồng, dở hơi"
16.
Làm chậu kiểng bán Tết giúp trò nghèo
15. Thầy 'bao
đồng' vì học trò nghèo
14. Thầy Lạc của trò nghèo
13. Học bổng không tên
12. Bà giáo của
những mái đầu khét nắng
11. Lớp học của
những người tình nguyện
10. 20 năm dạy lớp
tình thương
09. “Ông trông xe
hộ cháu”
08. 16 năm gieo chữ trên đôi nạn gỗ
07. Cổ tích ở xóm chài
06. Ông già thương yêu trẻ con
05. Cô giáo của
những học sinh nghèo
04. Những tấm lòng
chắp cánh cho sự học
03. Tủ sách khuyến
học của ông Thân
02. Lớp học nơi cửa chùa
01. Cảm phục hình tượng một
người thầy
Lớp học của cô
giáo ‘bao đồng, dở hơi’
Một bài hát học 5
năm mới thuộc, có học sinh gần 30 tuổi đã học hơn 17 năm mới lên lớp 3, có em
cắn vào tay, đấm vào bụng cô giáo đau đến chảy nước mắt… Để duy trì lớp học, cô
chủ nhiệm của lớp từng bị nói là người “bao đồng, dở hơi"...
Cô Lê Thị Hòa, giáo viên chủ
nhiệm lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Đó là một trong rất nhiều câu chuyện tưởng lạ nhưng đã
quá đỗi quen thuộc với những cô giáo, phụ huynh tại
lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật ở chùa Hương Lan (xã Đông Sơn,
huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Lớp học do cô Lê Thị Hòa, 52 tuổi, hiện là giáo viên
Trường tiểu học Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, thành lập. Suốt 17 năm nay,
cứ mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, các em học sinh khuyết tật, kém may
mắn, mắc các bệnh như Down, tự kỷ... lại hân hoan tới lớp.
Khởi nguồn từ từ lớp học trong góc bếp 10m2
Chia sẻ về lý do thành lập lớp học đặc
biệt này, cô Hòa cho biết bản thân sinh ra trong một gia đình nghèo khó, bố chỉ
học đến lớp 5, còn mẹ không được đi học, không biết chữ. Tuy nhiên, bố mẹ cô đã
cố gắng cho cả 6 anh chị em ăn học, với mong ước sau này các con sẽ làm được
những việc có ích cho xã hội.
Theo học sư phạm, khi ra trường cô Hòa
được phân công về Trường tiểu học Trường Yên công tác. Lớp học đầu tiên cô đảm
nhận có 9 học sinh, cả 9 em đều là người khuyết tật. Sau 3 năm giảng dạy, cô
Hòa lập gia đình và chuyển công tác về Trường tiểu học Đông Sơn.
Vì chỉ dạy học buổi sáng, buổi chiều còn
nhiều thời gian rảnh, từ năm 1997 cô bắt đầu dạy kèm miễn phí cho hai học sinh
khuyết tật ở trường cũ và một số em kém may mắn khác gần nhà trong gian bếp
khoảng 10m2 của gia đình. Lúc này bảng là nền
đất, phấn là ngói đỏ.
"Sau khi tôi dạy một thời gian, bố
mẹ các cháu phát hiện con biết đọc, ăn cơm biết mời cơm. Khi hỏi ai dạy thì các
con nói cô Hòa. Người nọ truyền tai người kia và đến xin cho con theo học, có
lúc lớp học tại căn bếp nhỏ lên đến hơn 14 học sinh.
Năm 2007, trong một lần đi lễ chùa, tôi
thấy phòng khách của nhà chùa không sử dụng đến nên đã ngỏ ý mượn và được sự
đồng thuận. Từ đó lớp học chính thức được mở tại chùa.
Đến nay lớp học đã duy trì được 17 năm,
hiện tại danh sách lớp có khoảng 92 học sinh đăng ký học, đa số các em đều là
người khuyết tật".
Cô Hòa hướng dẫn học sinh giải toán tại lớp học tình thương - Ảnh: NGUYÊN BẢO
"Năm
đầu tiên dạy ở chùa, khi đi vận động cha mẹ cho các em đến lớp, nhiều người nói
chắc cô bị dở hơi, bị đồng bóng, bố mẹ của các con còn chẳng dạy được thì cô
giáo gom đến đây thì quản lý thế nào?...
Nhưng thực tế,
khi đến đây các con chung hoàn cảnh, đồng tật, rất yêu thương và quý nhau, ra
chơi thì quanh quẩn bên cô giáo. Các cháu đến đây không chỉ để học chữ, học
tính toán, mà còn để học kỹ năng giao tiếp, vệ sinh cá nhân, để tinh thần thoải
mái hơn", cô Hòa nói.
Căn phòng
khách của chùa Hương Lan được sử dụng làm lớp học cho trẻ khuyết tật, cô Hòa là
giáo viên chủ nhiệm - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Không có phương pháp
nào ngoài tình yêu thương
7h sáng, phía sau sân chùa Hương
Lan tấp nập tiếng cười đùa, chào hỏi: "Con chào cô Hòa xinh đẹp",
"Thái chào cô chưa?", "Bạn này sao hôm qua nghỉ học?", một
số học sinh đến chạy thẳng vào ôm chầm cô giáo như đã rất lâu mới gặp lại.
Đến khoảng 7h30, có hơn 30 học
sinh đã tới lớp, cô trò bắt đầu ổn định vào vị trí dạy và học. Lớp học đặc biệt
được cô Hòa phân thành hai nhóm, một nửa là học sinh chưa biết đọc thì học
chương trình lớp 1, một nửa là các em đã biết viết, biết làm toán học chương
trình lớp 3 đến lớp 5.
Để học sinh có động lực học tập,
mỗi ngày cô đều chấm điểm cho các em sau khi làm toán hay luyện viết xong. Căn
cứ vào năng lực của học sinh, cô sẽ cho các em lên lớp theo mức năng lực phù
hợp.
Theo cô Hòa, ở lớp này không có
giáo án, cũng không có phương pháp dạy nào ngoài tình yêu thương và sự kiên
nhẫn.
"Hôm nay dạy ngày mai các em
lại quên, có học sinh học một bài hát tới 5 năm mới thuộc, hay em Chung theo
tôi học từ những ngày đầu tiên, đến nay đã hơn 17 năm em vẫn không biết đọc,
chỉ biết viết và viết chữ rất đẹp. Có em mất kiểm soát cắn tay cô giáo chảy
máu", cô Hòa kể.
Các cô giáo phải luôn chân luôn tay kèm từng
học sinh trong giờ học - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Tương tự, cô giáo Trần Thị Thoa, 71 tuổi, đã có khoảng 17 năm
đồng hành cùng lớp học đặc biệt này. Cô kể, không ít lần chứng kiến cảnh học
sinh đang học lại hét lên.
Kỷ niệm sâu sắc nhất của cô là gọi học sinh lên bảng đọc bài
nhưng do học sinh không kiểm soát được tinh thần đã đấm vào bụng cô giáo.
"Khi bị học sinh đấm, mặc dù lúc này tôi chỉ muốn ôm bụng
khóc nhưng lại phải nhanh chóng ôm cháu, vỗ về an ủi học sinh.
17 năm theo lớp, điều vui nhất khi thấy nhiều cháu đã biết đọc,
biết viết, biết làm toán. Dạy các cháu, tôi luôn tự nhủ phải kiên trì, cố gắng,
nếu nản sẽ không làm được việc", cô Thoa nói.
Cô giáo
Trần Thị Thoa đã về hưu 15 năm nhưng vẫn đồng hành cùng lớp học. Trong ảnh cô
Thoa đang tỉ mỉ hướng dẫn học sinh cầm bút, nắn nót từng nét chữ - Ảnh: NGUYÊN
BẢO
Ngồi đợi con phía ngoài lớp học, anh Nguyễn Anh, 47 tuổi, xã
Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, cho biết con trai anh là Nguyễn Anh Thái, năm nay
17 tuổi. Anh kể năm Thái khoảng 4 tuổi gia đình phát hiện em bị mắc bệnh tự kỷ
và chậm phát triển trí tuệ.
Từ năm lớp 7 Thái bắt đầu dừng việc tới trường để không gây ảnh
hưởng đến việc học của các bạn trong lớp.
Để cho con được hòa nhập với các bạn, thoải mái tinh thần, khi
biết đến lớp học tình thương tại chùa, anh đã bền bỉ chở con 10km từ nhà tới
lớp suốt 5 năm nay, ngồi đợi đến cuối giờ học rồi lại chở con về.
"Trước đây Thái không thích chỗ đông người, thích chơi một
mình, không thích ồn ào. Tuy nhiên khi đến lớp học, con học kiến thức ít và
tiếp xúc với các bạn nhiều, tinh thần ổn định hơn.
Hôm nào bố mẹ nói đùa rằng hôm nay Thái chưa ngoan, cho nghỉ là
con đòi đi học. Có những hôm trời mưa to, các cô cho nghỉ là con không tin, bố
phải lai đến tận nơi để con nhìn thấy, lúc đấy mới chịu về. Khi thấy con tiến bộ
tôi rất vui", anh Nguyễn Anh nói.
Khi được hướng dẫn giải bài toán, em Nguyễn Anh Thái mất bình tĩnh, tỏ ra hoảng loạn và khóc. Trong ảnh cô Hòa kiên nhẫn động viên học sinh bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc để tiếp tục học - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Một số hình ảnh tại lớp học tình thương đặc biệt:
Sau một tuần mong đợi được tới lớp, một số em học sinh vừa được bố mẹ đưa tới liền chạy thẳng tới ôm chầm cô giáo -
Ảnh: NGUYÊN BẢO
Độ tuổi học sinh trong lớp từ 6 đến ngoài 30 tuổi, cùng học trong một phòng nhưng chia làm hai nhóm lớp, một nhóm chưa biết đọc và một nhóm đã biết đọc, viết - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Hiện có khoảng 10 giáo viên tham gia hỗ trợ học sinh theo hình thức luân phiên - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Thanh An, 17 tuổi, bị tự kỷ, em tham gia lớp học tình thương được hơn 1 tháng. Dù không biết đọc, viết nhưng em bị thu hút bởi những cuốn truyện ở lớp.
Trong ảnh, cô Thoa ân cần khuyên Thanh An cất truyện để tập trung viết bài vì đang trong giờ học
- Ảnh: NGUYÊN BẢO
Lo lắng cháu không tập trung học, bà Cấn Thị Hải, 85 tuổi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, đứng phía ngoài cửa để theo dõi cháu học. Bà Hải cho biết Thanh An mắc bệnh tự kỷ, cách đây 4-5 năm em bị ngã xe nên bệnh trở nặng hơn. An 17 tuổi nhưng chưa từng được đi học. Để cho An đi học, hằng tuần hai bà cháu bắt xe buýt đưa An đến lớp - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Anh Nguyễn Văn Chung, 29 tuổi, là học sinh theo học cô Hòa từ những ngày mở lớp tại căn bếp khoảng 10m2. Đến nay anh Chung đã theo học hơn 17 năm, viết chữ rất đẹp nhưng chưa biết đọc - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Một số phụ huynh dù nhà xa nhưng vẫn đưa con tới lớp đều đặn mỗi tuần vì khâm phục sự nhẫn nại của các cô giáo, sự hy sinh của các cô dành cho con em mình - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Tỉ mỉ tô từng chữ đều tăm tắp, em Nguyễn Thị Thu Huyền, 17 tuổi, cho biết đã học tại lớp học tình thương này được 1 năm, ngoài ra không học ở đâu khác. "Đi học vui, em thích đến lớp, hôm nào không đến lớp em buồn", Huyền nói - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Làm chậu kiểng
bán Tết giúp trò nghèo
TTO - Tự tay nắn nót làm chậu kiểng rồi
bán Tết lấy tiền mua tập sách, quần áo tặng cho trò nghèo đến trường là những
hình ảnh bình dị, đầy ắp yêu thương của thầy Lê Quốc Trung, hiệu trưởng Trường
THCS và THPT Mong Thọ, Châu Thành, Kiên Giang.
Số tiền bán chậu kiểng được thầy Trung mua tập và gửi ít
tiền cho em Nguyễn Thị Hồng Nhung, học sinh lớp 11A1 ở trường có thêm điều kiện
học tập - Ảnh: CHÍ CÔNG
Là trường
thuộc vùng ven nên thầy Trung cho biết nhiều học sinh gặp khó khăn khi đến
trường.
Giúp học trò không dở dang việc học
Số tiền bán chậu kiểng được thầy Trung mua tập và gửi ít
tiền cho em Nguyễn Thị Hồng Nhung, học sinh lớp 11A1 ở trường có thêm điều kiện
học tập - Ảnh: CHÍ CÔNG
Là trường
thuộc vùng ven nên thầy Trung cho biết nhiều học sinh gặp khó khăn khi đến
trường.
Hoàn
cảnh mỗi em mỗi khác. Nhà nghèo nên có em phải vừa học vừa làm. Có em kết thúc
năm học xong lại lật đật thu xếp đồ đạc lên TP.HCM hoặc Bình Dương làm công
nhân kiếm được ít tiền về mua quần áo, cặp sách đến trường.
Để
giúp học trò không dở dang việc học, thầy Trung kể nhiều đêm thầy trăn trở làm
sao để có tiền lo cho các em.
"Cũng
nghĩ nhiều cách lắm mà tôi không biết làm cách nào. May mắn là tôi lướt trên mạng
thấy người ta làm chậu kiểng. Cách làm này tôi ngẫm nghĩ cũng khá hay, vừa chủ
động thời gian vừa có thêm ít tiền lo cho các em khi cần" - thầy Trung bộc
bạch.
Khoảng
tháng 6-2021, thầy bỏ tiền túi khoảng 3,5 triệu đồng để mua đồ làm chậu kiểng.
Có đồ nghề trong tay, thầy mua thêm cát và ximăng bắt đầu quay chậu kiểng.
Ban
đầu, thầy và các chú bảo vệ ở trường làm chậu kiểng nhưng chưa được như ý. Chẳng
bỏ cuộc, thầy dành nhiều tâm sức để cải thiện. Giọt mồ hôi đổ xuống càng nhiều
thì những chiếc chậu kiểng làm ra càng tròn, đều, đẹp.
Sau
đó, thầy Trung còn trang trí thêm hoa văn, sơn màu và vẽ chữ phúc, lộc, thọ vừa
bắt mắt vừa bán được giá. "Chậu kiểng do tôi và các chú bảo vệ ở trường
làm ra đều có người mua.
Một
chậu tôi bán 400.000 đồng, một cặp tôi bán giá 700.000 đồng. Chậu đẹp nên người
chơi kiểng dịp Tết này đặt mua nhiều và thích lắm" - thầy Trung khoe.
Chậu
kiểng bán đi giúp thầy Trung có chút tiền lời. Số tiền không nhiều nhưng
"tích tiểu thành đại", lâu ngày thầy sẽ mua sách, quần áo hoặc làm học
bổng tiếp sức kịp thời cho các em học sinh nghèo hiếu học đến trường.
Thầy Trung cho biết mỗi chiếc chậu kiểng quay ra đều tròn đẹp và được nhiều người đặt mua
Chuyện của
Hoàng Thảo
Em Nguyễn
Hoàng Thảo - học sinh lớp 11A1 Trường THCS và THPT Mong Thọ - là cậu bé mồ côi.
Từ nhỏ Thảo sống với ông bà ngoại ở xã Mong Thọ B (huyện Châu Thành).
Không đất,
không vườn, ông Nguyễn Thanh Hồng (ông ngoại của Thảo) phải chật vật mưu sinh với
nghề bán hàng rong... lời 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Thương ngoại vất vả và lo
cho tương lai nên Thảo chẳng bao giờ chểnh mảng việc học.
Nghỉ hè em lại
lên TP.HCM xin làm công nhân xưởng gỗ để kiếm thêm ít tiền gửi ngoại mua sách,
quần áo đến trường.
"Dịch
COVID-19 bùng phát đợt thứ 4 căng thẳng lắm. Khi ấy em đi làm ở TP.HCM và cũng
không có tiền. Em lại bị F0. Lúc đó em sợ lắm nhưng may thầy Trung hay tin. Thầy
hỏi thăm liên tục và tìm cách đưa em về nhà an toàn" - Thảo nhớ lại.
Còn thầy
Trung nói: "Để rước Thảo về tôi cũng liên hệ bạn bè giúp đỡ. Về nhà xong,
tôi mừng lắm. Thấy em ấy khỏe tôi cũng nhẹ lo".
Đi làm nhưng
do dịch không có tiền nên năm học này Thảo được thầy Trung hỗ trợ từ tập, sách,
quần áo đến học bổng giá trị 2 triệu đồng để em có điều kiện đến trường.
Trước tình cảm
của thầy dành cho mình, Thảo tự dặn lòng: "Thầy Trung thương em và các bạn
nghèo khác ở trường lắm. Em cố gắng học thật tốt. Em ước mơ trở thành giáo viên
và sẽ giúp đỡ lại những bạn nghèo giống như em".
Đặc biệt lo cho trò nghèo
Quen biết thầy Trung đã lâu, thầy Phạm Văn Ần, bí thư Đoàn Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (TP Rạch Giá, Kiên Giang), cho hay về chuyên môn thầy Trung rất giỏi, đặc biệt lo cho các em học sinh nghèo.
Không riêng gì Thảo mà em nào khổ hay không có điều kiện đến trường thầy ấy đều bỏ tiền túi ra giúp đỡ. Thầy Trung có lẽ vậy được nhiều anh em đồng nghiệp và thế hệ học sinh yêu mến.
"Việc làm chậu kiểng bán kiếm tiền lo cho học sinh nghèo của thầy tôi thấy rất kính phục. Cách làm của thầy hay. Nhưng ý nghĩa nhất mà tôi thấy là tiền bán chậu được bao nhiêu thầy Trung mua sách, cặp và quần áo cho các em học sinh nghèo hiếu học. Tâm huyết và lo cho học sinh nghèo lắm thầy Trung mới làm được vậy" - thầy Ần cho biết thêm.
Kết các thế hệ học sinh
Thầy Ần cho biết thêm thời gian qua thầy Trung còn lập nhóm trên Facebook để giữ mối liên hệ với nhiều giáo viên, học sinh của trường. Thông qua nhóm này, cựu học sinh của trường sau khi thành công trong cuộc sống sẽ quay lại trường xưa giúp đỡ các em nghèo vượt khó học giỏi.
Thầy 'bao đồng' vì học trò nghèo
10/08/2022 10:33 https://tuoitre.vn/thay-bao-dong-vi-hoc-tro-ngheo-20220809224658319.htm
CHÍ CÔNG
TTO - Đó là thầy Dương Văn
Bình, giáo viên tổng phụ trách Đội Trường THCS thị trấn Kiên Lương 1, huyện
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tham gia cuộc thi hát được giải thưởng 80 triệu
đồng, thầy Bình gửi luôn cho một học trò để chữa bệnh hiểm nghèo.
Thầy Bình cần mẫn đi mua, xin những đôi giày dép
rồi sắp xếp gọn gàng, chờ để gửi tặng cho học sinh nghèo - Ảnh: C.CÔNG
Thầy Bình hết sức nhiệt tình
với phong trào nhà trường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Việc thầy
Bình làm rất ý nghĩa và đáng trân trọng. Không chỉ các em học sinh nghèo ở
trường mà thầy còn mở rộng ra giúp đỡ các em học sinh nghèo trường khác có thêm
điều kiện đi học, tìm kiếm tương lai.
Bà Phan Thị Hồng Thắm (hiệu
trưởng Trường THCS thị trấn Kiên Lương 1)
Thầy giáo Bình còn làm nhiều
việc "bao đồng" như xin giày dép mới, gạo và vận động tiền của người
giàu rồi mang về giúp cho không ít học trò nghèo.
Ơn thầy
Năm 2009, thầy Dương Văn
Bình về công tác ở Trường THCS thị trấn Kiên Lương 1. Và cũng kể từ đó căn
phòng Đoàn - Đội của nhà trường lúc nào cũng có nhiều gạo, giày mới và những
quyển tập được thầy cô gói ghém và sắp xếp gọn gàng sạch đẹp. Đây là những món
quà "yêu thương" của nhà trường dành cho các em học sinh nghèo trong
năm học mới.
Để hỗ trợ đúng những thứ các
em cần, thời gian rảnh thầy Bình ngồi lập danh sách học sinh rồi rà xem quần,
áo, tập sách... có còn thiếu hay không. Từ đó thầy gọi điện vận động nhà hảo
tâm đóng góp.
Thấy Đài truyền hình HTV có
chương trình "Hát cho ngày mai", thầy Bình đăng ký đi thi và được
giải thưởng khoảng 80 triệu đồng. Số tiền này thầy Bình gửi lại cho Trúc Ly,
một học sinh nghèo, hiếu học nhưng chẳng may bị bệnh hiểm nghèo.
"Khi tôi đi hát cũng
gặp áp lực tâm lý lắm. Đó giờ không đi hát trên một chương trình lớn như thế
nhưng tôi nghĩ chỉ cần cố gắng hết sức là được. Kiếm được đồng nào thì Trúc Ly
sẽ có thêm đồng đó để mua thuốc uống, chạy chữa trị bệnh tình" - ông Bình
tâm sự.
Bà Nguyễn Thị Bé Ngọc, mẹ
của Trúc Ly, cho biết gia đình bà thuộc diện nghèo khó. Cái nhà xập xệ, có chỗ
rách bươm nay được thầy Bình vận động hỗ trợ xây cất lại nên gia đình có nơi
trú mưa nắng an toàn.
"Trúc Ly con nhà tôi bị
bệnh nhiều lắm. May mắn tôi được thầy Bình gửi tiền cho trị bệnh, cất nhà rồi
đến cho gạo ăn. Ly giờ phấn chấn, lạc quan có thêm động lực đến trường học.
Thầy Bình tốt bụng giúp nhiều học sinh khác nữa. Giúp ai là thầy giúp hết sức
mình có thể. Ơn này gia đình tôi thiệt tình nhớ mãi" - bà Ngọc nói.
Thầy Bình (bìa phải) chạy xe mang gạo đến tận nơi
cho các em học sinh có điều kiện khó khăn - Ảnh: C.CÔNG
Học kỹ năng sinh tồn ngoài
đảo hoang
Thầy giáo Bình còn có sáng
kiến tổ chức những chương trình ngoại khóa, không chỉ giúp học sinh trang bị
những kỹ năng sống cần thiết mà còn gây quỹ để giúp đỡ các em học sinh nghèo
hiếu học. Mới đây nhất là lớp học kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang diễn ra ở hòn
Dừa - một trong những hòn đảo đẹp, nhỏ và vừa tầm quan sát nằm trong quần đảo
Bà Lụa ở huyện Kiên Lương.
Khóa học diễn ra trong 3
ngày 2 đêm gồm các hoạt động tìm kiếm nguồn nước ngọt trên đảo, tìm kiếm thức
ăn, dựng lều trại tạm trú tránh mưa nắng trên đảo... Ngoài ra các em học sinh
còn được thầy cô dạy cách đào đất xây lò, đốt lửa, xử lý băng bó vết thương,
đặc biệt các em sẽ biết giá trị lao động, cách phân biệt và bảo vệ mình ở trong
môi trường nước.
Lớp học đợt này có 9 em tham
gia với chi phí khoảng 1.250.000 đồng/em. Số tiền này ngoài lo vé tàu, thuê
canô di chuyển và chi phí ăn uống cho các em, số ít còn lại thầy Bình sẽ trích
ra gửi vào quỹ của nhà trường mua quần áo, tập sách, giày dép mới để tặng cho
các em học sinh nghèo của trường. "Ở lớp học này em rất vui. Em không thấy
mệt gì cả. Em học được rất nhiều điều bổ ích và tự tay làm đủ mọi thứ như cột
dây, học bơi và nấu ăn trên đảo cùng các bạn" - em Phan Ngọc Thùy Trang (ở
huyện Kiên Lương) hào hứng nói.
Nói về đồng nghiệp của mình,
thầy Lâm Duy Phương, giáo viên Trường THCS thị trấn Kiên Lương 1, cho hay thầy
Bình đặc biệt năng nổ và hiệu quả trong việc vận động giúp đỡ học sinh có hoàn
cảnh khó khăn. "Giúp được em học sinh nào đi học là thầy Bình đều sẵn
lòng. Tôi cũng theo thầy Bình giúp các em luôn. Chúng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn
để các em có thêm động lực đến trường học chữ, tìm kiếm tương lai" - ông
Phương bộc bạch.
Vận động xây 3 căn nhà
cho học sinh nghèo.
Đến nay thầy giáo Dương Văn
Bình và các thầy cô ở trường đã vận động và bỏ công cất được 3 căn cho các em
học sinh nghèo hiếu học. Mỗi căn nhà trung bình có giá trị khoảng 70 triệu
đồng. Để có số tiền này, ông Bình vận động nhiều nguồn, nhiều nhà hảo tâm giúp
đỡ như: có người gửi ít tiền, người thì cho ít gạch, cây và phần còn lại thầy
cô ở trường bỏ công ra xây dựng.
Thầy Lạc của trò nghèo
05/03/2022 12:52 https://tuoitre.vn/thay-lac-cua-tro-ngheo-20220305094121617.htm
CHÍ CÔNG
TTO - Lớn lên và trở thành giáo viên nhờ
vào tiền lời ít ỏi bán bánh, kẹo của mẹ và những giờ giảng bài đầy bụi phấn của cha, thầy Lạc
luôn đồng cảm với trò nghèo rồi thực hiện nhiều chương trình hay giúp các em
đến trường.
Em Trương Mỹ Xuyên, học sinh lớp 10A2 Trường
THPT Giồng Riềng, được thầy Lạc trao quà sau Tết để có thêm điều kiện đến trường
- Ảnh: C.CÔNG
Thầy Đàm Thanh Lạc, hiệu trưởng Trường THPT
Giồng Riềng (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), cùng thầy cô nhà trường nhiều năm
qua luôn thực hiện chương trình "Vòng tay yêu thương", Câu lạc bộ
"Ươm mầm ước mơ" hay "Thu gom vỏ chai nhựa giúp đỡ trò
nghèo" giúp các em học sinh nghèo có thêm ý chí, nghị lực vượt qua nghịch
cảnh đến trường.
"Ở học sinh nghèo, tôi lại thấy mình
trước đó…"
Thầy Lạc cho biết hồi xưa ở quê nên cuộc sống
gia đình thầy gặp không ít khó khăn. Cha thầy Lạc là giáo viên tiểu học trường
làng, tiền lương ít ỏi nên chỉ đủ xoay xở mua mắm muối, gạo ăn uống trong gia
đình. Chi tiêu sinh hoạt còn lại nhờ vào mẹ thầy sớm hôm bán kẹo, bánh và cóc, ổi
kiếm ít đồng lời lo cho con.
"Cuộc sống lúc đó khó khăn thiệt nhưng
anh em chúng tôi ai cũng ăn học đàng hoàng. Chọn nghề giáo viên tôi cũng mong
muốn trở về quê hương dạy học rồi giúp đỡ các em nghèo được đến trường. Qua
gian khó nên ở các trò nghèo, tôi lại thấy mình trước đó…", thầy Lạc nói.
Có lẽ vậy, ngót hơn 20 năm dạy học, thầy Lạc
đều trăn trở và giúp đỡ kịp thời cho không ít em học sinh có tập, sách, quần
áo, xe đạp… và học bổng vượt khó đến trường.
Thầy Lạc cho biết năm học 2021-2022, Trường
THPT Giồng Riềng có hơn 1.500 em học sinh, trong đó có khoảng 104 em nhà nghèo
thiếu điều kiện học tập. Ngay đầu năm học mới, thầy cô nhà trường đã khảo sát học
sinh bằng cách thiết kế mẫu kê khai lý lịch và kinh tế gia đình… Sau đó, trường
sẽ phân loại học sinh nghèo, cận nghèo để giúp đỡ.
Qua khảo sát, thầy cô cũng ghi nhận nhu cầu
cần giúp đỡ của các em. Có em cần xe đạp, có em cần tập sách, có em cần mua bảo
hiểm… Làm vậy thầy Lạc thấy giúp đúng, không bị thừa và nhà trường cũng không
phụ lòng nhà hảo tâm hỗ trợ.
Thầy Lạc lập kênh YouTube giúp học sinh rèn
kỹ năng mềm, về lâu dài có thể kiếm tiền lo cho trò nghèo - Ảnh: C.CÔNG
Thầy cô lập quỹ "cứu ngặt" trò nghèo
3 năm nay, thầy cô ở Trường THPT Giồng Riềng
đều đồng lòng thống nhất lập quỹ "cứu ngặt" cho học sinh (em nào cần
giúp đỡ gấp, nhà trường sẽ vận động thầy cô ủng hộ).
"Quỹ này thầy cô đóng góp tùy vào tấm
lòng, có thầy ủng hộ 200.000 đồng hoặc một ngày lương của mình. Góp gió làm
bão, thầy cô ở trường có thể giúp cho các em học sinh ấy có thêm nghị lực học"
- thầy Lạc cho biết thêm.
Năm nay thầy Lạc và thầy cô hỗ trợ 100-150
em học sinh khó khăn, trong đó có em Lê Văn Sơn, lớp 10B3 Trường THPT Giồng Riềng.
Mẹ Sơn mất sớm, cha bị bệnh tim
nên lúc nào em cũng có thể gãy gánh giấc mơ đến trường. Sáng Sơn tranh thủ
ăn cơm nguội rồi đến trường. Đi học về em lại ra vườn, ruộng bắt ốc, cá, hái
rau đỡ đần bữa ăn cho cha. Còn tiền ăn học, quần áo, anh Lê Văn Trường (anh của
Sơn) đi vác lúa, mần hồ kiếm khoảng 150.000 - 200.000 đồng/ngày phụ thêm.
Khi phải học online vì COVID-19, Sơn không
có điện thoại học nên học "bữa đực, bữa cái". "Sơn là học
sinh thật thà. Không có điện thoại học online em cũng không nói. Thấy em ấy lúc
học được, lúc nghỉ nên thầy cô tìm hiểu mới biết, sau đó góp tiền mua điện thoại
tặng em" - thầy Lạc kể.
"Nhận được điện thoại của thầy trao tặng
em vui lắm. Em cảm ơn thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em nhiều. Em hứa sẽ cố gắng
học tốt để không phụ lòng thầy giúp đỡ" - Sơn bộc bạch.
Ông Lê Văn Thắng (cha của Sơn) cho biết gia
cảnh nghèo nên ông vừa buồn vừa lo sợ con không được đến trường. Nhưng may mắn
thay, thầy Lạc và thầy cô nhà trường đã đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ cho Sơn có
thêm điều kiện đi học.
"Thiệt bụng, tui cảm ơn thầy Lạc và thầy
cô ở trường nhiều lắm. Tình nghĩa của thầy cô, tui không biết lấy gì để báo
đáp. Tui chỉ biết khuyên con nên cố gắng học để đáp lại tình cảm mà thầy cô đã
yêu thương".
Nhiều suất quà "yêu
thương" gửi trò nghèo ăn Tết
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thầy
Lạc và thầy cô ở trường vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương hỗ
trợ 70 suất quà yêu thương (mỗi suất 500.000 đồng) cho trò nghèo vui xuân đón
Tết.
"Quà năm nay nhà trường trao
tiền mặt cho các em là 500.000 đồng/suất. Số tiền này là tình cảm của thầy cô
và các cô chú nhà hảo tâm mong muốn dành cho các em mua ký thịt, gói bánh, gói
mứt về đón Tết ấm áp, sum vầy bên gia đình" - thầy Lạc vui vẻ nói.
Lập kênh YouTube kiếm tiền giúp học
trò
Trong căn phòng nhỏ, mở laptop lên,
thầy Lạc khoe hiện thầy cũng lập kênh YouTube. Kênh này, thầy sẽ viết đa dạng
chủ đề như "Mùa xuân của mẹ", "Tiếng rao đêm"… để học sinh
ở trường đọc lời bình. Thầy Lạc mong muốn qua việc làm này vừa rèn luyện được
kỹ năng mềm cho các em vừa có thể kiếm tiền lâu dài để giúp đỡ học sinh nghèo
đến trường.
Học bổng không tên
Thứ Sáu, 08.12.2006 - 9:32
Một lần ngồi uống cà phê với bạn, thầy Phạm Hoàng Quân
nghe kể về em Kiều Duyên bị máy cưa xé nát bàn tay khi làm thêm ngoài giờ. Thầy
Quân lặng lẽ dốc hết những đồng tiền cuối cùng trong bóp, nhờ bạn chuyển cho bé
Kiều Duyên...
Không chỉ thế, sau đó hằng tháng thầy gửi
đều đặn một số tiền nhỏ trích từ đồng lương ít ỏi của mình cho bé Kiều Duyên
(học sinh lớp 5 phổ cập, Trường Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp, TPHCM).
Lần khác, cũng từ câu chuyện của bạn bè,
thầy biết được em Nguyễn Gia Bảo Ngọc (lớp 9 Trường THCS Quang Trung, Q.4) mồ
côi cha, gia đình rất khó khăn. Ngoài giờ học, Bảo Ngọc phụ mẹ may hàng gia
công và chăm sóc một người anh bị tâm thần do ảnh hưởng chất độc da cam (cha
Bảo Ngọc xưa là bộ đội Trường Sơn).
Cũng như lần trước, thầy dốc tất cả những
đồng tiền cuối cùng trong bóp để nhờ bạn chuyển cho Bảo Ngọc. Hằng tháng sau
đó, Bảo Ngọc tiếp tục nhận được những đồng tiền do thầy tích cóp được mà chưa
một lần biết mặt thầy.
Hình như thầy rất có “duyên” với những đứa
học trò nghèo. Chỉ từ những câu chuyện nhỏ trên báo chí, trong phòng giáo viên
giờ giải lao hay ở một quán cà phê ven đường mà thầy được biết đến nào là
Nguyễn Thị Ngọc Chơn (lớp 9 Trường THCS Trương Công Định), Võ Hiếu Thảo (lớp 7
Trung tâm GDTX Q.8), Nguyễn Lê Nguyên Vũ (lớp 8 THCS Quang Trung, Q.4), Nguyễn
Thị Cẩm Tú (lớp 8 THCS Kiến Thiết, Q.3), Lê Thị Mỹ Ngọc (lớp 9 THCS Mạch Kiếm
Hùng, Q.5)...
Điều lạ kỳ là cứ đối diện với một trường
hợp học trò nghèo hiếu học, thầy không bao giờ để cho trái tim mình dễ dàng yên
ngủ. Những đồng bạc tích cóp được của một nhà giáo cứ tiếp tục như những dòng
suối mát cho bao mái đầu xanh đang cần một điểm tựa để đi lên.
Những khi quá “đuối”, thầy lại kêu gọi đám
học trò sinh viên của mình. Đó là những bạn sinh viên vừa học vừa làm
thêm có chút đỉnh tiền và sẵn lòng chia sẻ bất cứ khó khăn nào của thầy. Có lẽ
ngày xưa các bạn ấy cũng ít nhất một lần được thầy tiếp sức đến trường.
Khi số tiền hằng tháng được thầy Phạm Hoàng
Quân nhờ các bạn sinh viên chuyển đều đặn đến những đứa học trò
nghèo, nhiều lần bạn bè đề nghị thầy đặt một cái tên cho học bổng để mọi người
dễ dàng tìm cách hỗ trợ thầy. Lần nào cũng thế, thầy chỉ mỉm cười: “Một chút
động viên lũ học trò nhỏ, tên tuổi làm gì!”. Thế là bạn bè thích thú gọi tên
công việc thầm lặng của thầy là “chương trình quĩ học bổng không tên”!
Tôi biết chương trình học bổng của thầy đã
hơn một năm. Và cũng ngần ấy thời gian, mỗi đêm đi làm về ngang qua đường Hai
Bà Trưng, tôi thường dừng xe thật lâu trước cổng Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa
ngoài giờ để được nhìn tận mắt hình ảnh một người thầy phờ phạc trở về nhà sau
những tiết dạy.
Lớp toán của thầy ở trung tâm này không chỉ
dành cho những em đến học bằng học phí, cũng có không ít học trò nghèo cắp cặp
vào lớp chỉ qua cái gật đầu thông cảm của thầy.
Theo Phan Cát Tường
Tuổi Trẻ
Bà giáo của những mái đầu khét nắng.
Thứ
Năm, 17.11.2005 - 9:47
http://dantri.com.vn/c25/s182-88552/ba-giao-cua-nhung-mai-dau-khet-nang.htm
Đám học trò và phụ huynh nghèo ở ấp
Giãn Dân (phường Long Bình, Q.9, TPHCM) vẫn quen gọi lớp học của mình như thế.
Bà tên Đặng Thị Hoa. Ở cái tuổi 60, dù sức đã yếu do bệnh tật nhưng bà giáo còn
minh mẫn và linh hoạt lắm.
Bà kể: "Hổng biết sao hồi nhỏ tui
đã có ước mơ là được làm y tá hoặc làm cô giáo tiểu học. Lớn lên, tôi theo nghề
giáo thật, đi dạy được một thời gian, phải nghỉ mất sức. Thế nhưng tình với tụi
nhỏ còn nặng lắm.
Cho đến năm 1999, tụi Mùa hè xanh về ấp
Giãn Dân này tổ chức lớp hè cho thiếu nhi, tui thấy ham, ra coi. Những ngày
cuối của chiến dịch, tui vô tình nghe được hai phụ huynh nói với nhau:
"Thiệt khổ hết sức, mấy đứa Mùa hè xanh đi rồi, sắp nhỏ lại thất học, mù
chữ trở lại...". Tui nghe mà xót xa, thế là quyết định đứng ra mở lớp học
tình thương".
Không lương bổng, không cơ sở vật chất,
"vốn liếng" ban đầu của bà giáo Hoa không có gì ngoài tình thương của
một người bà, người mẹ, người giáo viên đối với đám trẻ dân nhập cư thất học.
Bà giáo mượn được trụ sở ấp làm lớp học. Không có bàn ghế, mỗi học sinh được
chia một ô gạch dưới nền nhà nhưng vẫn hàng ngũ ngay ngắn.
Lớp tình thương thu hút được nhiều học
sinh bởi bà giáo theo chủ trương "học mà chơi, chơi mà học". Dù đã là
một cụ bà cao niên nhưng bà giáo vẫn thường xuyên đứng giữa vòng tròn trẻ con
để sinh hoạt, tổ chức trò chơi, ca hát nhảy múa!
Để có được sĩ số 60 của một lớp học
tình thương thực không phải dễ, bà giáo đã phải lặn lội đến từng nhà vận động.
Những đứa trẻ không hộ khẩu, không nhà cửa, thậm chí chưa có giấy khai sinh đã
được đến trường. Học trò của bà giáo không ít đứa đi bán vé số, đánh giày...
tranh thủ nghỉ làm vài tiếng đồng hồ để đến lớp.
Bà giáo tâm sự: "Khác với trẻ được
đi học từ nhỏ, tay tụi nhỏ cứng còng, cô phải khổ luyện cùng trò, cầm tay uốn
nắn một thời gian dài con chữ mới thành nét được!".
Bà đặt ra mục tiêu "không chỉ xóa
mù chữ mà còn tạo đủ điều kiện để học trò được vào học các lớp phổ thông".
Đã có 17 em đạt trình độ để theo học lớp phổ thông hệ chính quy và bổ túc. Niềm
vui lớn đã đến với cô trò khi vừa qua có một Mạnh Thường Quân đã xây cho lớp 2
phòng học khá khang trang, nhờ đó, lớp học vào nề nếp hơn.
Đến nay, bà giáo Hoa còn nhớ như in tên
tuổi, khuôn mặt, tâm tính của tất cả 299 học sinh "tốt nghiệp" lớp
học tình thương của mình và dõi theo cuộc sống từng đứa. Bà giáo vui vẻ
"khoe": "Các thế hệ học trò của tui có tất cả 19 đứa đã được đi
làm công nhân, nhiều đứa không còn phải đi lượm ve chai, bán vé số, đánh
giày... vì được đi học nghề".
Lớp tình thương cô Hoa còn đặc biệt ở
chỗ ngoài nội dung bài học, cô giáo dành khá nhiều thời gian để quan tâm đến
hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh. Ở lớp, nhiều phụ huynh "theo con đi
học" đứng ngoài cửa đã không nén được xúc động khi thấy bà giáo đến với
từng học sinh, dịu dàng hỏi han, cho từng chiếc bánh, bông bắp, tự tay đơm nút
áo cho trò ngay trên lớp...
Với phương châm "dạy được đạo làm
người rồi mới dạy chữ", nhiều học sinh thuộc loại "cá biệt" sau
khi vào lớp tình thương cô Hoa đã trở nên ngoan ngoãn, nói năng lễ phép.
Đến cuối mỗi năm học, bà giáo lại một
mình tự tay vào bếp chế biến đủ thức ăn để cho cả lớp liên hoan tại sân nhà của
mình. Có dịp, bà giáo lại dẫn đám học trò đi sở thú, công viên. Lũ học trò
nghèo không biết được rằng mỗi lần tổ chức liên hoan hay dẫn lớp đi chơi xa như
thế, bà giáo lại ốm nặng cả tuần vì kiệt sức.
Hiện nay, bà là cán bộ ở Hội Khuyến
học, Hội Người cao tuổi, CLB Ông bà cháu, CLB Dưỡng sinh... Đặc biệt, bà còn là
phát thanh viên của ấp. Mỗi buổi sáng, người dân ấp Giãn Dân đều quen với việc
nghe giọng bà giáo trên loa phóng thanh, bữa nào không nghe thấy là biết bà
giáo ốm, liền rủ nhau đến thăm.
Theo Tân Triều, Hà Thu Mai
Thanh Niên
Lớp học của những người tình nguyện
Thứ Ba,
06/11/2007 - 18:05
(Dân trí) - Lớp học tình thương của làng Hòa Bình nằm sâu trong con hẻm
ẩm thấp và ngoằn nghoèo trên đường Đào Tấn, TP Huế. Lớp toàn con em nhà nghèo,
thầy cô cũng chẳng khá giả hơn, nhưng tất cả đều cùng một lòng quyết tâm chinh
phục con chữ.
Lớp học giàu tình yêu thương
Học sinh ở đây đều là các em nhỏ có hoàn cảnh nghèo khó, gia đình đông
con, không có điều kiện chăm lo học tập nên lực học rất yếu... Hiện tại lớp
tình thương nhà xã hội Hòa Bình tổ chức ba môn học chính là Toán, Văn, Anh dạy
kèm cho các em từ lớp 3 đến lớp 8.
Đứng lớp đa phần là sinh viên và có cả cựu sinh viên đã ra trường đi
làm. Anh Nguyễn Văn Đạt (30 tuổi), sinh viên trường ĐH Nghệ thuật Huế tâm
sự: “Thầy và trò ở đây đều khó khăn cả, nhưng cũng chính vì thế mà chúng tôi và
các em gần gũi hơn, thân thiện hơn, đùm bọc nhau mà sống...”.
“Cô giáo” Nguyễn Thị Thu - Sinh viên Khoa Sử, ĐHDL Phú Xuân
ứa nước mắt kể: “Mình vẫn nhớ như in hôm ấy, mình đi học tin học cách lớp gần 5
km, không ăn uống gì lên với các em. Thấy mình mặt mày xanh lét, mấy đứa lớn
chắc cũng hiểu nên nói nhỏ, gom góp trong các bạn từng năm trăm lẻ chạy vội ra
đường mua ổ bánh mì cho cô. Chưa bao giờ mình ăn một ổ bánh mì ngon đến thế...”
Kinh phí hoạt động của lớp đều trông chờ vào khoản trợ cấp ít ỏi mà các
giáo viên xin được ở các nhà tài trợ. Anh Trần Văn Diên - tốt nghiệp ĐH Vinh
vào Huế làm việc và dạy kèm các em nhỏ môn tiếng Anh. Anh dí dỏm bảo: “Giúp các
em một phần, mình đến dạy để không quên kiến thức. Ở môi trường này có khi kiến
thức chưa phải là tất cả, căn bản là cách dạy và cách mình thể hiện tình yêu thương
đối với các em...”.
Khó khăn cũng không ngại
Bạn Đỗ Văn Thêm, 28 tuổi, tham gia giảng dạy tại lớp học được 4 tháng,
tâm sự: “Ở đây, nếu không có tình thương và sự nhẫn nại thì khó mà theo được.
Điều kiện lớp học còn chật vật, nhìn lũ nhỏ chen chúc thấy thương lắm”.
Điều kiện phòng học, bàn ghế chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu.
Căn phòng 16 mét vuông phải chia thành ba nhóm lớp nằm xoay lưng lại với nhau.
Bàn ghế đều là tận thu nên cái cao cái thấp nằm xiêu vẹo. Chỗ ngồi chỉ dành cho
học trò, còn thầy cô phải đứng suốt buổi.
Mỗi nhóm lớp học nhỏ như thế đều được phân công rõ ràng, một người dạy
chính và 2 người dạy phụ để đến từng bàn chỉ cho các em từng li từng tí một.
Dạy ở trên lớp chưa đủ, có thầy cô còn xung phong đem một vài nhóm nhỏ về phòng
trọ của mình để dạy kèm thêm...
Bế thêm một đứa con nhỏ đến lớp để đón đứa lớn đang theo học tại lớp,
chị Nguyễn Thị Kim Lan (37 tuổi) tâm sự: “Tôi không có tiền để cho con đi học
thêm ở trường này lớp nọ. May mà có các anh các chị sinh viên ở đây dạy dỗ cho
nó. Tôi rất yên tâm...”.
Tại lớp học tình thương này, mỗi tháng đều có một buổi sinh hoạt tập
thể, các em được chơi đùa, tâm tình với thầy cô và được phát quà. Đến cuối năm,
em nào có tiến bộ vượt bậc cũng được các anh chị khen thưởng...
Lớp tình thương nhà xã hội Hòa Bình được thành lập tháng 7 năm 2006, do
anh Nguyễn Thái Công làm trưởng nhóm. Hiện lớp có khoảng hơn 30 giáo viên
tham gia giảng dạy cho gần 200 em học sinh vào các buổi tối trong tuần.
Hạnh Phúc
20 năm dạy lớp tình
thương
Thứ Tư,
05/03/2008 - 11:15
Bà giáo 79 tuổi với 20 năm
dạy lớp tình thương
(Dân trí) - Đến phường Hưng
Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ hỏi bà Tám tình thương thì ai cũng biết. “Bà
Tám tình thương” là tên thân mật mà các bà xơ gọi bà Đoàn Thị Hết (sinh năm
1929), người đứng ra mở lớp học tình thương cho trẻ em nghèo.
Theo đạo Thiên Chúa từ năm
1951, bà Hết được học một lớp dạy chữ và những giáo lý của Thiên Chúa giáo. Sau
khi học xong, bà Hết đi dạy cho nhiều lớp trong và ngoài đạo ở nhiều nơi như Cà
Mau, An Giang, Cần Thơ…
Sau nhiều năm đi dạy học đó
đây, bà Hết nảy ra ý định mở một lớp tình thương cho các em nhỏ nhà nghèo. Ban
đầu, bà chỉ dạy cho một số em do người quen gửi. Rồi tiếng lành đồn xa, nhiều
gia đình khác cũng đưa con em mình đến học ở lớp của bà (nằm phía sau nhà dòng
ở đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Tính đến nay, bà
Hết đứng lớp tình thương này đã 20 năm rồi. Cũng đã trên 10 năm nay bà Hết là
thành viên của Hội Khuyến học phường Hưng Lợi.
Buổi sáng, lớp học tình
thương học từ 7 giờ cho đến 11 giờ. Bà Hết dạy một lúc 5 lớp, dạy hết lớp 1,
rồi chuyển sang lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 và cứ thế xoay vòng. Buổi chiều, bà
dành thời gian soạn bài cho hôm sau.
Phòng học nhỏ với 3 bộ bàn
ghế trung bình có khoảng 30 em đều là những trẻ em nghèo thuộc gia đình là dân
tứ xứ làm thuê, làm mướn ở Cần Thơ. Có nhiều học trò mang cả em nhỏ đến lớp.
Thế là bà Hết cũng kiêm luôn người giữ trẻ. Bà còn xin nhà dòng cho lớp học
tình thương một bữa cơm trưa.
Bà Hết dạy từ những em không
biết chữ cho đến hết lớp 5 sau đó giới thiệu các em qua các trường cấp 2 để học
tiếp. Nhiều khi, dù ốm đau bệnh tuổi già nhưng bà Hết cũng gắng gượng để hoàn
thành buổi học. Có em nghỉ học vì những lý do nào đó, đến khi học lại thì bà
lại phải dạy lại từ đầu.
Đặc biệt, bà Hết còn đi vận
động mọi người đóng góp cho lớp học tình thương và lập một quỹ tình thương để
trích tiền mua những đồ đạc cần thiết cho lớp học. Rồi bà còn tổ chức cho các
em đi chơi cho biết đó đây. Bà Hết kể là năm nào lớp học tình thương cũng cho
các em đi các khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi ở TPHCM, vì “các em tội
nghiệp lắm, có em chưa bao giờ bước lên xe khách một lần”.
Bà Hết thổ lộ mong ước của bà
là có thật nhiều sức khoẻ để dạy cho các em, mong tổ chức được nhiều chuyến đi
dã ngoại cho các em, mong có thêm nhiều người chia sẻ cho những học sinh nghèo
lớp tình thương. Và mong ước lớn nhất của bà Hết là những trẻ em nghèo sẽ sống
tốt, sống vì mọi người như những gì mà bà đã răn dạy các em trong mỗi giờ học.
Bà Hết cắt nghĩa vui cái tên
của mình là “hết lòng vì những gia đình nghèo, hết lòng vì trẻ, truyền thụ hết
những kiến thức của mình cho các em và phục vụ hết mình cho Hội Khuyến học
phường”.
Huỳnh Hải
"Ông trông xe hộ cháu"
Thứ Ba, 20/05/2008 - 11:06
(Dân trí) - Từ ngày nhận
trông xe miễn phí cho các em học sinh, người thầy giáo 73 tuổi bận bịu hơn.
Hàng sáng cứ 5h30 là thầy mở cổng để các cháu đưa xe vào. Nếu đi ăn cỗ thì thầy
cũng tranh thủ đi sớm để trưa về mở cổng cho các cháu lấy xe.
Đã ba năm nay, từ ngày có
tuyến xe buýt Bắc Ninh - Yên Phong, các em học sinh ở xã Đông Phong, Thụy
Hoà (huyệnYên Phong, Bắc Ninh) đi học ở trường PTCS và trường PTTH số I Yên
Phong thật vui. Trước đây các em cứ phải dậy thật sớm, chưa rõ mặt người đã
phải tất tả đạp xe 6-7 km đến trường cho kịp giờ học. Ngày nắng đã vậy, ngày
mưa dầm gió bấc thì thật vất vả. Còn bây giờ, các em ngồi trên xe buýt vừa an
toàn lại tranh thủ ôn bài hoặc trao đổi với nhau những bài toán khó.
Điều băn khoăn của các em là
làm sao có chỗ gửi xe đạp trước khi lên xe buýt, bởi em ở gần cũng nửa cây số,
em ở xa cũng đến vài cây số. Trong số gia đình ở gần bến xe buýt Đông Yên có
thầy giáo Nguyễn Bảo ở thôn Phong Xá, xã Đông Phong. Năm nay thầy đã bước vào
tuổi 73, có thời gian dài dạy học ở xã Thụy Hòa và Đông Phong. Về nghỉ hưu,
thầy tham gia Hội Khuyến học của địa phương và được bầu Chủ tịch Hội Cựu giáo
chức xã Đông Phong.
Lúc đầu một vài phụ huynh vốn
là học sinh cũ ngỏ ý với thầy cho các cháu gửi nhờ xe. Có nhà và sân rộng rãi,
lại có tấm lòng yêu trẻ, thầy Bảo nhận lời ngay. Thế rồi, cháu nọ mách cháu
kia, năm này qua năm khác, các cháu theo nhau đến nhờ "Ông trông xe hộ
cháu". Lúc đầu còn ít thì để xe ở trong nhà, bây giờ gần ba chục chiếc
đành để ngoài sân.
Từ ngày nhận trông xe miễn
phí, thầy Bảo bận bịu hơn. Sáng sáng cứ 5h30 là thầy mở cổng để các cháu đưa xe
vào, hướng dẫn các cháu xếp xe ngay ngắn có hàng có lối, khi các cháu đã lên xe
buýt rồi thì thầy khóa cổng lại. Ai có mời cỗ bàn thì thầy cũng tranh thủ đi
sớm để trưa về mở cổng cho các cháu lấy xe. Buổi chiều lại tiếp tục như vậy. Cả
tuần liên tục như thế, chỉ có ngày chủ nhật là các cháu gửi xe ít hơn. Nếu có
việc gì đi vắng quá trưa thì thầy gửi chìa khoá người hàng xóm tin cậy, đến giờ
mở cổng cho các cháu lấy hoặc gửi xe.
Thầy giáo Nguyễn Bảo thường
nói với các cháu: "Ông trông xe miễn phí cho các cháu. Nhiều cháu ông
không biết là con cái nhà ai cả. Các cháu đến đây gửi xe ông đều nhận hết, ông
chỉ mong các cháu gửi và lấy xe đúng của mình, phải ngoan, cố gắng học chăm và
không để điều tiếng gì cho ông là được. Các cháu học hết cấp II thi đỗ vào cấp III,
các cháu học hết cấp III thi đỗ vào đại học đến báo để ông biết là ông mừng
rồi".
Các cháu gửi xe ở nhà thầy
Bảo đều ngoan. Từ trước đến nay đều không xảy ra mất mát, lẫn lộn xe hoặc điều
tiếng gì. Ngày lễ, ngày Tết có nhiều phụ huynh đến tặng quà, thầy Bảo không
nhận. Thầy nói: "Tôi còn khỏe, còn trông xe cho các cháu, thấy được các
cháu trưởng thành là tôi mừng và hạnh phúc lắm rồi".
Tấm lòng nhân hậu, thơm thảo
của thầy giáo già Nguyễn Bảo luôn được nhân dân và học sinh quý trọng ngợi
khen. Nghĩa cử cao đẹp của thầy góp phần tích cực trong công tác khuyến học ở
địa phương.
Nghiêm Thường (Hội
Khuyến học Yên Phong - Bắc Ninh)
16
năm "gieo" chữ trên đôi nạn gỗ
Thứ Ba, 22 /07/2008, 10:06
Nhọc nhằn những vết
chân tròn…
Mấy năm đi dân công
tải đạn xuyên rừng đã để lại trên người thanh niên Huỳnh Đức Thơm cái gọi là
chất độc màu da cam. Và cô Bảy Xinh, với đôi chân teo tóp ngay từ thuở lọt lòng
đã trở thành đứa con duy nhất trong gia đình hứng trọn di chứng chiến tranh từ
cha.
Ngày những đứa trẻ
cùng trang lứa chập chững biết đi, Xinh chỉ biết lăn lóc nơi đầu giường. Lớn
lên một chút, nhìn bạn bè trong xóm tung tăng cắp sách đi học, cô bé Xinh cũng
háo hức xin mẹ tìm mua cho đôi nạng gỗ và tập vở làm hành trang đến lớp. “Đường
làng ngày ấy toàn là đất cát lồi lõm chứ đâu được trơn láng bê tông như chừ.
Người thường đi đã khó huống chi tàn tật như mình” - cô giáo Xinh bồi hồi nhớ
lại. Biết là vậy, nhưng ngày lại ngày, bất kể mưa hay nắng, chiếc nạng gỗ vẫn
nhọc nhằn theo Xinh in từng vệt lõm sâu trên cát mỗi buổi đến trường.
Thời chiến tranh
tên bay đạn lạc, gia cảnh khó khăn, lại thêm mấy lần hai bàn chân sưng vù lên
vì phải đi đứng nhiều, có lúc Xinh đã nghĩ đến chuyện thôi học. Nhưng ước mơ
làm cô giáo làng từ hồi còn nhỏ xíu cứ hiện về thôi thúc cô bé tật nguyền đeo
đuổi con chữ đến cùng.
Lên cấp 3, đường
đến trường dài ra thêm 3-4 cây số, một mình Xinh không thể chống nạng đi, về;
nhất là trong những ngày mưa hay giữa buổi trưa hè đổ lửa. Xinh quyết định ở
lại nhà người quen ngay gần trường để tiện cho việc học, khỏi phiền đến cha mẹ
đưa đón. Bạn bè biết được hoàn cảnh của Xinh, cứ đến cuối tuần lại tình nguyện
chở cô bé về tận nhà sum vầy với gia đình.
Cuối năm lớp 12,
Xinh đỗ tốt nghiệp với tấm bằng loại khá. Niềm vui chỉ đến ngắn ngủi khi Xinh
hay tin mình không thể thi vào trường ĐHSP vì những quy định tuyển sinh ngặt
nghèo khi ấy.
Muốn đeo đuổi ước
mơ đến cùng, Xinh đã nghĩ đến chuyện vượt đèo ra Huế thi vào ngành Ngữ văn của
trường ĐH Tổng hợp (bây giờ là ĐH Khoa học). Nhưng rồi, đàn gà và mảnh ruộng
con con không đủ nuôi 10 miệng ăn huống gì cho con đi học xa, cha mẹ Xinh đành
ngậm ngùi khuyên con thi vào ĐH Ngoại ngữ cho gần nhà.
Kì thi năm ấy Xinh
không đỗ. Cánh cổng trường đại học khép lại, khép luôn cả ước mơ cháy bỏng của
cô gái 20 tuổi tật nguyền…
Hành trình “đứng
lớp” của cô giáo tật nguyền
Cô giáo Xinh cầm tay chỉ vẽ cho từng học trò nghèo “khát” chữ.
Một ngày cuối năm
1986, Xinh được Hội người khuyết tật của những kiều bào ở Mỹ tìm đến trao tặng
xe lăn cùng 2 suất học Anh văn, vi tính miễn phí. Từ đây, đường đến lớp của cô
gái khuyết tật đã bớt chút nhọc nhằn nhờ những vòng xe.
Đêm học, ngày giữ
cháu phụ anh chị, hai năm sau, Xinh sung sướng cầm chứng chỉ Anh văn, vi tính
trên tay mà không ngăn được dòng nước mắt. Ước mơ làm “người đưa đò” khi ấy lại
trỗi dậy mãnh liệt trong lòng người con gái trẻ. Nhưng đôi chân tật nguyền lại
kéo chị về với một thực tế: “Người lành lặn không có bằng cấp người ta còn
không nhận huống gì mình…”
Gấp lại mảnh bằng
phổ thông và đôi chứng chỉ, cô Bảy Xinh trở lại với nghiệp “giữ trẻ” phụ giúp
gia đình, lòng vẫn không nguôi ấp ủ ước mơ. Trong những ngày tháng cơ cực ấy,
người ta vẫn thấy trên xe lăn một cô gái tật nguyền tay bế em, tay lật từng
trang sách ôn lại những kiến thức thời còn đi học. Thỉnh thoảng chị lại chỉ vẽ
cho con cháu vài ba con tính, dăm bảy chữ tiếng Anh; dần dà kiêm luôn nhiệm vụ
làm “gia sư” cho bọn trẻ trong nhà. Bà con chòm xóm thấy chị hay chữ, lại khéo
dạy cũng đem con đến nhờ kèm cặp. Ngày đó, dù nhiều người nài nỉ, cô Xinh “gia
sư” vẫn không chịu lấy một đồng, vì “bà con ở đây đều nghèo như mình cả, với
lại mình cũng chẳng bằng cấp gì, dạy các em cũng là tranh thủ ôn lại mớ kiến
thức lâu ngày không dùng đến”.
Qua tay chị, từ đứa
“một chữ bẻ đôi không biết” đến những trò lớp 7, lớp 8 quanh năm “đội sổ” đều
tiến bộ rõ rệt. “Tiếng lành đồn xa”, học trò kéo đến chị ngày một đông. Được
người nhà động viên, chị lấy tạm một góc phòng khách nhà cha mẹ đẻ, kê thêm tấm
bảng đen và đôi bộ bàn ghế làm nơi dạy học. Với con em những gia đình nghèo
khó, chị dạy không lấy tiền hoặc giảm 50% số học phí vốn chỉ năm ba chục ngàn.
Trò nào ngoan, học giỏi, chị cũng sẵn sàng miễn hẳn tiền học để khuyến khích
các em.
Lớp học chị Xinh cứ
thế đầy dần lên, kín hết “thời gian biểu” của chị, nhất là trong những ngày hè
nắng rát. Rồi cũng đến lúc một góc nhỏ trong căn phòng chật hẹp không còn đủ cho
đám học trò hiếu học ở miền quê nghèo làm nơi đèn sách...
Năm 2002, cha mẹ
chị dành dụm được số tiền kha khá để sửa lại căn nhà cấp 4 vốn đã xập xệ từ
nhiều năm trước. Thời gian ấy, Hội chữ thập đỏ của phường và quận cũng hỗ trợ 5
triệu đồng giúp chị góp thêm vào xây mới lớp học tình thưong ngay sát ngôi nhà
cũ. Vậy là sau 10 năm mày mò đem con chữ đến với học trò nghèo trên mảnh đất
quê hương, cô giáo tật nguyền, không bằng cấp đã có được một phòng học thật sự,
tuy chưa được khang trang nhưng cũng đủ làm ấm lòng cả trò cả cô…
Đến nay, lớp học
của cô giáo Xinh (ở Tổ 10, Xuân Thiều, Hòa Hiệp Nam, TP Đà Nẵng) mỗi ngày đón
trên dưới 100 trò, “cao điểm” có thế lên đến 150 em, chủ yếu là trong ba tháng
hè. Đứng lớp nhiều dưới cái nắng gay gắt của trời miền Trung, đôi bàn chân teo
quắt của chị có lúc sưng tấy như thời còn chống nạng đi học. Thương con gái vất
vả, mẹ chị đôi lần khuyên con nhận ít học sinh lại, nhưng “biết làm sao được,
các em ham học mới tìm đến mình, mình không dạy các em biết dựa vào ai?”
Với chị, được chỉ
dạy các em từng cái chữ, con toán là niềm vui, niềm mơ ước cả một đời. Dù không
một ngày ngồi trên giảng đường sư phạm, nhưng với sự nhiệt tình và lòng yêu
nghề, cô giáo Xinh vẫn ngày đêm đem kiến thức cùng những kinh nghiệm học hỏi từ
những người bạn học - nay đã là giáo viên các trường - truyền dạy cho trẻ em
nghèo.
16 năm đi “gieo”
chữ, học trò của chị nay có người đã tốt nghiệp đại học, đi làm, thỉnh thoảng
vẫn ghé về thăm hỏi người cô tật nguyền năm xưa, như một cách để tri ân…
Huỳnh Linh / Việt Báo (Theo_DanTri)
Cổ tích ở xóm chài
Từ một cô bé nhà nghèo chỉ học đến lớp 6, “trót” đam mê
nghề dạy học, cô giáo Bùi Thị Ngọc Mai đã có hơn 25 năm dạy chữ, "trồng
người" cho trẻ em xóm chài nghèo ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang.
Không biên chế trong ngành sư phạm, cô Mai đang âm thầm
viết nên câu chuyện cổ tích về nghề giáo...
Học phổ cập để thành cô giáo
Lớp học phổ cập do cô Mai làm chủ nhiệm nằm ven đường Võ Thị Sáu, dành cho
những đứa trẻ nghèo không được đến trường. Chính cô Mai cũng từng ngồi học phổ
cập như các em bây giờ. Sinh năm 1965, ham học từ nhỏ với giấc mơ làm cô giáo,
nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, ba và mẹ đều ốm yếu nên cô phải đi làm thuê.
Cô bé học trò buổi đi học, buổi ra bến gánh cá, gánh mắm, xúc đá… Năm người em
càng ngày càng lớn, những chuyến làm thuê của cô bé ham học cũng không đủ làm
no bụng các em. Học hết lớp 6, cô nghỉ hẳn để đi làm ở cảng cá.
Năm 17 tuổi, giấc mơ làm cô giáo càng cháy bỏng hơn, khi ra cảng cá thấy rất
nhiều bạn bè, em nhỏ không một chữ cắn đôi. Thế nhưng, với vốn kiến thức lớp 6
thì không thể giúp gì ngoài chuyện đọc và viết thư cho người yêu ở xa giùm bạn.
Cô đăng ký đi học phổ cập; sang lớp 10 thì hằng ngày cô đạp xe 6 - 7 cây số lên
Nha Trang học tiếp. Sự kiên nhẫn đã giúp cô theo đến hết lớp 11. Khi nghe
phường mở lớp xóa mù, cô xung phong dạy và được đồng ý.
Cô Mai và lớp học xóa mù chữ.
Không chỉ đảm nhiệm các lớp phổ cập trong phường, cô Mai
còn kiêm luôn cả xã Phước Đồng bên kia cầu Bình Tân. 25 năm đối với cô dạy
là niềm vui, tình thương với sắp nhỏ nghèo, bởi có lúc được địa phương trả thù
lao 100.000 - 150.000 đồng mỗi tháng, lúc thì không như hai năm nay.
Tháng vừa rồi các giáo viên trường tiểu học Vĩnh Trường góp lại hằng tháng bồi
dưỡng cô 200.000 đồng.
Dạy phổ cập ở nhiều nơi tại Khánh Hòa, buổi đầu đi học thì đông; nhưng ít ngày
sau bớt dần, thậm chí có khi phải xóa lớp. “Với lớp cô Mai thì học
sinh luôn đi học đều, dù có đến trễ hay muộn, vì cô luôn tìm hiểu hoàn
cảnh từng em và hết lòng vận động đến lớp”, cô Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Hiệu
trưởng Tiểu học Vĩnh Trường, nhận xét.
Hơn một năm nay, hoàn cảnh cô Mai càng khó khăn hơn,
khi chồng cô qua đời vì tai nạn. Con đường hơn 4 cây số từ Vĩnh Trường về ngôi
nhà ở nhờ càng xa và cô quạnh hơn. Càng khó, càng khổ, cô càng dồn hết tâm
sức cho lớp học tình thương.
Mẹ hiền của xóm chài
Lớp học của cô Mai có hai lớp (1 và 2) học ghép
với nhau, bảng được chia làm đôi. Bên này dạy toán, bên kia tập viết. Sắp
nhỏ tóc đen, tóc đỏ, quần dài, quần ngắn… có đủ thành phần, lứa tuổi sinh từ
năm 1996 đến 2000. Những học trò nghèo có mái tóc hòa quyện mùi nắng, cá, đến
lớp còn mang theo bao tải, khay đựng cá. Cô Mai cho biết: Các em đi học đều,
nhưng lúc trễ lúc sớm, bởi hầu hết phải phụ cha mẹ kiếm tiền ở ngoài cảng cá.
Những năm gần đây, người dân kiếm sống từ biển ngày một khó
khăn. Nhiều nhà quá nghèo, nên nhiều em phải ra bãi cá trước khi kịp đến
trường, và không ít em ở đây biết đến cần-xé, khay cá trước khi biết chữ. Nhưng
để giữ được học sinh đến lớp thì cô giáo phải biết "dụ" hơn những
tiệm nét, games đang mọc lên nhan nhản. Thậm chí, nhiều em có lý do đi học rất
hồn nhiên: “Đôi lúc làm thuê có tiền, muốn chát, chơi games giống các bạn nhưng
không biết chữ nên chịu chết. Được cô Mai đến nhà vận động nên em đến đây học”,
Bùi Đăng Tâm, 13 tuổi, kể.
Vì thế, lớp học của cô Mai lúc nào cũng sôi động bằng những
bài hát, trò chơi, rồi mới đến học chữ và âm thầm uốn nắn tính cách từng em.
Trải qua 25 mùa 20/11, ngày Nhà giáo đối với cô Mai rất đặc
biệt, bởi ngày đó học sinh đi học đông hơn, có em còn tặng cô hoa. Tình thầy
trò ở xóm chài nghèo vậy thôi nhưng ấm áp.
Theo Anh Thư
Báo Đất Việt
Thứ
Năm, 19/11/2009 - 3:35 PM
Ông
già thương yêu trẻ con
Thứ Hai, 29/06/2009 - 10:20
Ông già 86 tuổi miệt mài dạy tiếng Anh
cho học sinh nghèo
(Dân trí) - Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”
ông vẫn cần mẫn, miệt mài dạy tiếng Anh cho các em học sinh nghèo. Ngoài ra,
ông còn bỏ tiền lương hưu xây dựng tủ sách cho các em học sinh đến đọc. Mọi
người gọi ông bằng cái tên trìu mến “ông già thương yêu trẻ con”.
Ông là Trần Ngọc Điệp, chi hội trưởng
chi hội khuyến học Tuyên Sơn 1, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP. Đà
Nẵng.
Ông Điệp đang dạy tiếng Anh cho các em học sinh nghèo
Dạy tiếng Anh cho học sinh nghèo
Ông già viết lên bảng các từ mới rồi
đọc chậm, to, rõ rang, các trò ở dưới đọc theo, ai cũng cố gắng đọc cho đúng.
Sự háo hức hiện rõ trên từng khuôn mặt của các em nhỏ. Lớp học tiếng Anh của
ông già Điệp thường được bắt đầu như vậy.
Lớp học tiếng Anh của ông Điệp nằm
trong Nhà văn hóa phường đã được “thành lập” gần hai năm nay. Là người làm công
tác khuyến học nên việc học của các em nhỏ, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó
khăn là niềm trăn trở lớn đối với ông.
Ông là một trong số những người đầu
tiên vận động các nguồn tài trợ bảo trợ các em học sinh mồ côi, nghèo, giúp các
em học hết ít nhất một cấp học, với số tiền 600.000 đồng/em/năm. Tính đến nay,
ông đã vận động bảo trợ được 11 cháu. Ngoài ra, ông cũng thường xuyên tổ
chức tặng quà, tặng xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, mặc dù có điều kiện được học
hành nhưng qua theo dõi ông thấy nhiều em học vẫn còn yếu bởi chưa có người kèm
cặp, phụ đạo thêm.
“Không chỉ giúp tiền để các em được đến
lớp mà còn phải làm thế nào để việc học của các em đạt hiệu quả”, ông Điệp trăn
trở.
Niềm vui của ông Điệp ở tuổi già này là các em học sinh nghèo được học hành
Thế rồi ông quyết định mở lớp học để
dạy cho các em. Đối với các môn toán, ông vận động các thầy cô giáo ở trường
dạy các em với thù lao thấp. Còn lớp Tiếng Anh do ông đảm nhận. Từ năm ngoái
đến năm, ông dạy các em lớp 5, lớp 6. Mỗi lớp khoảng từ 15 - 20 em.
Thế có thể dạy tốt cho các em, ông phải
mua thêm sách tiếng Anh để học, nghiên cứu thêm. Tối nào ông cũng thức đến 12
giờ đêm “học bài”, “chỉ mong sao có thể truyền những kiến thức mình có được cho
các em”. Một năm của ông không có tháng nào nghỉ, ông vẫn đến với lớp học của
mình đều đặn. Trong năm học thì ông dạy vào buổi tối, hè đến ông chuyển qua
buổi ngày. Công việc của ông sẽ khó mà duy trì cho tới tận bây giờ nếu không có
tình thương yêu đối với các cháu nhỏ.
Cũng như bao lớp học ở trường khác, lớp
học của ông khá nghiêm túc. Ông Điệp có hẳn một quyển sổ để theo dõi điểm danh
các em đầu buổi học, thấy em nào vắng là ông đến nhà nhắc nhở ngay. Mỗi lớp học
đều có một giáo án rõ ràng. “Mỗi lần thấy một em học tiến bộ là một niềm vui
đối với tôi ở cái tuổi già này”, ông bộc bạch.
…Xây dựng tủ sách cho các em
Không chỉ mở lớp học tình thương cho
các em học sinh, ông còn bỏ tiền lương hưu ra để xây dựng tủ sách cho các em.
Đến nay tủ sách của ông đã có khoảng 300 đầu sách với các loại sách thiếu nhi,
sách truyện, sách chính trị, tiểu thuyết, sách tiếng Anh…Ông vừa là thủ thư,
kiêm luôn cả “quản gia” cho tủ sách nhỏ ấy.
Mỗi ngày, ông lại đến Nhà văn hóa
phường để coi giữ tủ sách, lấy sách cho. Ban đầu, vì số lượng ít nên các em chỉ
được đọc tại chỗ. Về sau, khi số đầu sách đã gia tăng nên ông cho các em mượn
về nhà. Rồi ông lại cần mẫn bọc, dán lại những quyển sách rách bìa, sổ chỉ do
các bạn nhỏ đọc nhiều.
Tủ sách dành cho các em đọc chính từ khoản lương hưu ông bỏ ra...
“Ông ơi, cháu mượn quyển sách hay tập
truyện này”, “ông à, cháu muốn mượn cuốn sách này”, tiếng các em nhỏ ríu ra ríu
rít mượn sách trong lòng ông thấy vui vui.
Ngoài giữ chức vụ chi hội trưởng chi
hội khuyến học Tuyên Sơn 1, ông còn là chủ nhiệm CLB Gia đình hiếu học của chi
hội. Vì thế, ông vẫn thường xuyên đi theo dõi tình hình học hành chung của các
con em trong chi hội, em nào học hành sa sút là ông báo lại cho gia đình để bố
mẹ các em có kịp thời quan tâm, nhắc nhở các em.
Cho đến nay, đã 86 tuổi đời, 62 tuổi
Đảng, ông vẫn miệt mài, tâm huyết với thế hệ trẻ. Ông là tấm gương sáng để mọi
người noi theo trong công tác khuyến học.
Khánh Hồng - Đỗ Lan
Cô giáo của những học sinh nghèo
Thứ Hai, 13/07/2009 - 21:50
(Dân trí) - Hơn 2 năm
nay, người dân xã Quảng Cát, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) quá quen thuộc với
tiếng học bài vang lên từ lớp học tình thương của cô giáo Hẹn. Nhà của cô đã
trở thành địa chỉ quen thuộc của những học sinh nghèo…
Năm 1974, sau khi tốt
nghiệp Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa, cô Hẹn lên công tác ở huyện miền núi Lạc Sơn
(Hòa Bình). Thấu hiểu nỗi vất vả và khó khăn của người dân và nhất là
thương lũ trẻ nơi đây nên cô đã quyết tâm bám lớp, bám trường để đem con
chữ cho học sinh nghèo.
Sau hơn 10 năm công
tác ở tỉnh Hòa Bình, năm 1984, cô xin chuyển về Quảng Xương làm việc để có điều
kiện chăm sóc người mẹ già yếu và chị gái bị tàn tật. Cũng kể từ đó đến nay, cô
Hẹn nhận nhiệm vụ dạy học ở Trường THCS Quảng Vinh, rồi chuyển về dạy ở Trường
THCS Quảng Cát cho đến lúc nghỉ hưu.
Các em học sinh đến
với cô giáo Hẹn ngày càng đông
Vốn là một giáo viên
Hóa về hưu, nhìn cảnh học sinh nghèo không có điều kiện học tập như con em ở
chốn thị thànhđó, cô Hẹn đã nhen nhóm trong lòng sẽ thực hiện ước mơ là mở lớp
dạy học tình thương cho các em tại xã.
Lớp học tình thương
hình thành, số lượng học sinh nghèo đến với cô ngày một đông thêm, những đứa
trẻ khát khao con chữ ngày nào nay có cô Hẹn dạy thêm và nhất là sự rất đỗi yêu
thương của cô giáo đối với các em.
Ở vào cái tuổi lục
tuần, hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, cống hiến việc trồng người
nên cô rất thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Sự trở lại con đường giảng
dạy đối với cô Hẹn ở cái tuổi này chỉ là để mong muốn giúp chút kiến thức còn
lại cho các em để rồi nhắm mắt xuôi tay còn có trò thắp nén hương cho mình khi
đã khuất.
Ý nghĩ đó, đúng tháng
9/2007 lớp học đầu tiên của cô Hẹn được khai giảng khá long trọng. Ngày đầu
tiên, trò còn bỡ ngỡ nhưng rồi được sự chăm sóc dạy bảo chu đáo tận tình của cô
Hẹn nên em nào cũng cố gắng học. Lớp học của cô được học vào các buổi thứ 3, 5
và thứ 7. Lớp có trên 20 em học sinh và chủ yếu học ghép lớp từ 3-5.
Đại đa số học sinh
của cô Hẹn đều là con em có hoàn cảnh khó khăn như gia đình quá nghèo, mồ côi…
Cô bảo: “Nhìn tụi trẻ mỗi đứa một hoàn cảnh cực lắm, thấy các cháu đều ham học
tôi nhiều lúc nước mắt rơi vì nhận thấy các em như khát chữ… Tôi cố gắng để các
em được học hành đến nơi đến chốn, mong sau này các cháu thành người tài giỏi
là tôi mãn nguyện rồi. Còn sức tôi sẽ làm công việc này đến lúc nào không thể
làm được thì thôi…”.
Nhiều em mồ côi cha
mẹ, hay bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà, rồi học sinh nghèo khó, cô Hẹn đều
nhận dạy miễn phí. Cô xem các em học sinh như con ruột của mình, nên ngoài việc
dạy học miễn phí còn cho các em quần áo, sách vở...
Lúc đầu chủ yếu những
học sinh gia đình khó khăn đến theo học, giờ đây đã có nhiều em trong xã biết
tiếng cô mở lớp tình thương nên cũng đến xin học. Với lớp học tình thương này,
cô Hẹn tự bỏ tiền túi từ A-Z để phục vụ công tác giảng dạy cho các em, không lấy
một xu học phí của học sinh…. Nhưng bên cạnh đó, một số phụ huynh khá giả thấy
việc làm của cô quả là khó nhọc nên cũng góp chút ít cho cô.
Cô Hẹn cũng cho biết
thêm, đã có rất nhiều trường sau hay tin cô nghỉ hưu cũng đã mời cô về dạy
nhưng cô từ chối mà dành thời gian này để phục vụ giảng dạy cho các em trong xã
theo lớp tình thương mà cô ấp ủ.
Các em học sinh nghèo giờ không cần tiền cũng có thể đi học vì đã có lớp học
tình thương của cô Hẹn
Với đồng lương hưu ít
ỏi, cộng thêm vào đó là người chị tàn tật và cháu gái đang tuổi ăn học nhưng cô
vẫn không kêu ca. Còn lớp học tình thương vẫn đều đặn những buổi học sinh đến
lớp. Lớp học tình thương của cô Hẹn, không chỉ dạy các em về kiến thức văn hóa,
mà côn còn động viên an ủi các em học sinh có thể nói là cá biệt, dạy các em
đạo làm người, đối nhân xử thế trong cuộc sống hiện tại…
Cô Hẹn tâm sự: “Không
có em học sinh nào đáng trách cả, nếu như chúng ta nắm bắt được tâm lý và tạo
điều kiện cho các em một niềm tin vào chính bản thân các em. Cái quan trọng là
tư cách đạo đức của các em phải được đặt lên hàng đầu…”.
Do dạy ở nhiều lớp
khác nhau, nên hằng ngày cô cũng phải soạn khá nhiều giáo án khác nhau. Mặc dầu
công việc có vất vả chút ít, nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi nhưng khi nghĩ đến sự
học cho các em mình như có thêm sức mạnh để vượt qua….
Là một người tự
nguyện hy sinh nhiều cho gia đình, cho mẹ già và chị gái tật nguyền, gắn bó
suốt một đời với sự nghiệp giáo dục của địa phương, nhưng cô giáo Hẹn rất khiêm
tốn khi nói về mình. Khi chúng tôi hỏi về các thế hệ học trò của cô, cô bảo:
Cũng kha khá nhiều thế hệ học sinh của cô thành đạt, người tài, hiện nhiều em
đang theo học tại các trường đại học nổi tiếng tại Hà Nội, TPHCM… đó là phần
thưởng quý giá nhất mà cô có được.
Nhắc đến việc làm của
cô Hẹn người dân nơi đây ai cũng thầm khen ngợi về lòng độ lượng nhân ái của
cô. Bác Phạm Văn Sỹ (73 tuổi) nói: “Cô Hẹn đúng là một con người giàu lòng nhân
ái, tâm huyết với nghề. Các em học sinh của xã chúng tôi được cô giảng dạy đều
ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi… Chúng tôi biết ơn cô ấy lắm”.
Mong muốn của cô Hẹn
không phân biệt học sinh giàu sang, nghèo hèn mà tất cả học sinh đến với lớp
học tình thương của cô, cô đều nhận hết. Cô Hẹn cũng bảo rằng, thời gian tới,
cô sẽ mở thêm lớp và sẽ nhận tất cả các em đến với cô.
Lê Thanh - Duy Tuyên
Những tấm lòng bình dị "chắp
cánh" cho sự học
Thứ
Năm, 24/09/2009 - 8:04
(Dân trí) - Quần quật
làm lụng, nhịn ăn nhịn mặc cho 7 con đi học; Thời buổi “tấc đất tấc vàng” vẫn
tặng hơn 13.000m2 đất để xây trường; Dành chỗ cho học sinh nghèo ở trọ… là
nghĩa cử của những tấm gương tiêu biểu dự ĐH Thi đua Khuyến học toàn quốc lần
thứ II.
Chỉ có kiến thức mới
xoay chuyển được cuộc đời!
- Ông Lý Quốc Đâu,
dân tộc Nùng, thôn Kha Phoòng, xã Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Từ bộ đội trở về, tôi
lấy vợ, sinh được 7 người con. Cuộc sống nơi tôi ở là xã nghèo nhất huyện, từ thôn
Kha Phoòng tới xã Ngân Sơn 9 cây số, phải qua nhiều đèo, vượt nhiều suối mới
đến được. Gia đình chúng tôi chủ yếu sống bằng ngô, khoai, sắn… nhiều năm mất
mùa, vợ chồng tôi phải lên rừng kiếm củ mài cho các con ăn. Cái nghèo quanh
quẩn không lối thoát và nhìn các con thơ ngày một lớn lên trong sự thiếu thốn
mà lòng tôi lại thấy đau nhói.
Là người đã từng xông
pha trận mạc nên tôi nhận ra rằng chỉ có kiến thức mới xoay chuyển được cuộc
đời. Từ ý nghĩ đó, tôi mới xây dựng cho các con ý thức học tập, tôi và vợ quyết
tâm sẵn sàng hi sinh mọi thứ để cho con được cắp sách đến trường như bạn bè.
Do trường ở xa, các
cháu đến trường phải qua rừng, lội suối nên sáng nào chúng tôi phải dậy từ 3
giờ sáng, chuẩn bị cơm nắm và đốt đuốc để đưa các con đến trường rồi quay
về làm việc. Do 7 người con cùng đi học sát nhau nên vợ chồng tôi làm quần
quật cả ngày không đủ ăn. Tôi đã đi làm thuê, thậm chí lên cả bãi đào vàng mong
sao kiếm được ít tiền cho con ăn học.
Có năm 4 người con
của tôi đều học Đại học, để có tiền gửi cho con, vợ chồng tôi mỗi ngày chỉ ngủ
3-4 tiếng, ăn cũng không dám ăn, sợ con đói nên ki cóp tất cả gửi cho chúng. Có
lúc con gọi xin tiền, nhà không có tôi chạy ra tận ngoài xã để vay mượn anh em,
bán từng cân thóc, con gà, con vịt để gửi cho con. Rất may, bây giờ có vốn vay
của nhà nước đã giúp vợ chồng tôi vơi đi nỗi lo lắng.
Vất vả là vậy nhưng
các con tôi rất ngoan và học giỏi, năm nào các cháu cũng có giấy khen. Tôi chỉ
mong con ra trường có công việc ổn định là tôi mãn nguyện lắm rồi.
Có chữ tôi làm ăn khá
giả hơn!
- Ông Sùng A Giống, dân
tộc Mông, xóm Pà Háng Lớn, xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình
Ông Giống gọi điện cho người
thân thông báo đang dự ĐH Thi đua Khuyến học toàn quốc lần thứ II
|
Ngày xưa, nhà tôi
nghèo lắm, cơm chẳng đủ ăn, áo chẳng đủ mặc, suốt ngày theo cha mẹ làm nương
nên không được đi học. Do chăm chỉ làm việc nên nhà tôi có rất nhiều lúa và
trâu bò. Lớn lên, tôi lấy vợ và sinh được 2 đứa con.
Khi con đến tuổi đi
học, tôi lo lắm vì xóm Pà Háng Lớn xa trung tâm xã nên không có trường lớp để
học. Tôi không muốn các con tôi và trẻ con trong xóm mù chữ như tôi nên rủ
thanh niên và những người trong xóm lên rừng chặt cây về dựng được 1 lớp học.
Khi có lớp học, chúng tôi đã bàn nhau thuê cô giáo lên dạy cho các cháu.
Tôi cũng đăng ký đi
học lớp xoá mù chữ để biết tính toán về làm ăn chứ không làm ruộng nữa. Vì có
chữ nhiều thì làm cán bộ, chữ ít thì đi buôn, không có chữ thì làm ruộng.
Học được cái chữ, tôi
làm ăn khá giả hơn thì mọi người trong xã “bắt chước” cùng rủ nhau đi học. Tôi
cũng đã hướng dẫn tuyên truyền và giúp nhiều người học theo.
Thế là cả bản tôi đi
học, ai cũng biết chữ, biết tính toán, cuộc sống đỡ nghèo hơn. Làm ăn có chút
tiền tôi đã giúp xã sửa đường và trường học cho các cháu học, mong sao không
cháu nào bỏ học. Các con tôi bây giờ đều lớn cả, cháu đầu đã vào Đại học, cháu
thứ 2 vừa thi Đại học xong. Tôi đang rất hạnh phúc!
Thu gọn nơi thờ Phật,
dành mọi ưu tiên cho các học sinh nghèo
- Đại đức Thích Quảng
Tâm, trụ trì chùa Long Thạnh, thị trấn Thủ Thừa, tỉnh Long An
Hơn 10 năm qua, chùa
Long Thạnh đã giúp đỡ, nuôi dưỡng gần 500 học sinh nghèo, cơ nhỡ, có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn và tặng hàng trăm chiếc xe đạp cho trẻ em nghèo không có điều
kiện theo học.
Tại đây ngoài giờ học
chính khoá ở trường các em được chia thành 7 tổ tự quản theo cách, học sinh lớn
có trách nhiệm kèm cặp, chăm sóc học sinh bé trong thời gian tự học, sinh hoạt.
Với tổng diện tích 4.000m2, chùa chỉ dành khoảng trên 300m2 làm
nơi chánh điện thờ cúng Phật, phần còn lại dùng làm nơi ăn, ở và phòng vi tính
gồm 20 máy, phòng sinh hoạt kiêm thư viện, sân chơi và nơi hoạt động thể lực
của các em học sinh.
Bên cạnh việc
dạy kiến thức phổ thông, chùa còn tổ chức dạy cài đặt, sửa chửa máy vi tính cho
các em có trình độ cấp 3 để khi các em không có điều kiện học tiếp cũng có một
nghề căn bản để tự nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình.
Đại đức Thích Quảng
Tâm, trụ trì chùa Long Thạnh, tâm sự: “Vào mùa nước lũ năm 1984,
một số trẻ em nghèo ở vùng sâu đến chùa xin ở trọ để đi học ở thị trấn Thủ
Thừa. Các em đều có hoàn cảnh khác nhau, cháu mồ côi cha, mẹ, cháu bị bỏ rơi,
hoàn cảnh rất éo le. Khi đó, khuôn viên chùa rất chật hẹp chỉ khoảng 300m2
tôi và các cháu đều ăn ngủ, sinh hoạt ngay nơi thờ Phật, sau đó một số Phật tử
cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của chùa đã hiến hơn 3.000m2 đất để
làm nơi ăn, ở, sinh hoạt cho các cháu. Hiện nay, đã có nhiều cháu học đại học.
Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi”.
Học, học nữa, học mãi
cho trí tuệ con người hiểu biết, chín chắn hơn - Đó là câu mà thầy Thích
Quảng Tâm thường xuyên dăn dạy các cháu học sinh và tuyên truyền cho Phật tử.
Kiên quyết không
bán đất, để tặng xây trường
- Bà Tân Thi Ên, năm
nay đã 82 tuổi ở Ấp 9, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Bà Tân Thi Ên cùng
cháu ngoại đến dự ĐH Thi đua Khuyến học
Mặc dù đã 82
tuổi nhưng bà Ên vẫn còn minh mẫn và rất tâm huyết với công tác khuyến
học. Bà đã hiến tặng hơn 13.000m2 đất để địa phương xây trường.
Bà Ên tâm sự: “Địa
phương tôi ở hồi trước nghèo lắm, không có trường lớp, các cháu
phải đi học rất xa. Đã nghèo mà không được học thì tội lắm, mai sau không biết
làm gì. Do vậy, tôi đã lấy đất cha mẹ để lại tặng cho chính quyền xây trường
cho các cháu học”.
Được biết, bà hiến
đất từ năm 1993, thời đó gia đình bà Ên rất nghèo. Ông bà chỉ làm ruộng nhưng
có tới 8 người con. Để cho các con được ăn, học, ông bà đã nai lưng ra làm,
thậm chí phải đi làm thuê, làm mướn để cho các con được học.
Hiện nay, bà Ên còn
hơn 30.000m2 đất, có rất nhiều người nài nỉ đến mua nhưng bà không bán và bà để
cho những người nghèo, không có đất nương nhờ. “Tuy nhà nhiều đất nhưng do cha
mẹ để lại nên tôi quyết tâm không bán để làm việc thiện” - bà Ên cho hay.
Được biết, hiện nay 8
người con của bà đều đã thành đạt. Bà dành thời gian cuối đời của mình để giúp
đỡ người nghèo. Vừa qua, nhiều lần bà đã dành hàng tấn gạo để ủng hộ, giúp đỡ
người nghèo.
Hồng Hạnh
Tủ sách khuyến học của ông Thân
Thứ Sáu, 09/10/2009 - 8:13
Ở cái tuổi xế chiều,
hàng ngày thấy các cháu trong tiểu khu chăm chỉ mượn sách về đọc, ông đã suy
nghĩ làm thế nào có một tủ sách để các cháu có thể đến đọc. Từ ý tưởng của mình
ông đã cho ra đời tủ sách khuyến học của địa phương...
Ông là Lê Xuân Thân (74 tuổi) tiểu khu 2, thị trấn
Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Sau hơn 42 năm công tác, đến năm 2000 ông
về nghỉ hưu, sau khi nghỉ hưu ông quyết định
tiếp tục cống hiến sức mình cho phong trào khuyến học ở địa phương. Những ngày
còn công tác ông có sưu tầm được một số sách báo. Về nhà
thấy các cháu học sinh
trong khu phố thường hay đến mượn đọc. Từ đó ông nảy ra ý tưởng cần có một tủ
sách dành riêng cho các cháu.
Ông Thân đang giở cuốn sổ vàng
khuyến học ra xem
Nói là làm, đầu tiên ông gom toàn bộ số sách báo mà
mình sưu tầm qua bao nhiêu năm công tác lại được 400 cuốn, ông còn đi
vận động các hội viên trong chi Hội khuyến học thị trấn Tĩnh Gia đóng góp để
thành lập một tủ sách khuyến học.
Bước đầu tủ sách khuyến học đã có 600 cuốn. Để tủ
sách ngày một phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại và đầu sách, đáp ứng nhu
cầu đọc sách của các cháu học sinh. Ông đã lặn lội đến các cơ quan, các ngành ở
địa phương xin lại những sách báo, tài liệu
cũ mang về. Tích tiểu thành đại, sau bao nhiêu công sức và cố gắng
đến nay tủ sách khuyến học của ông đã có trên 1.000 đầu sách, ngoài ra còn có
nhiều loại báo và tạp chí.
Khi đã có sách rồi, ông nghĩ đến công tác
bảo quản và tổ chức cho các cháu đọc. Ông đã trích 200 ngàn tiền lương hưu để
làm giá sách, các hội viên và người dân
trong tiểu khu thấy việc ông làm có ý nghĩa nên đã ủng hộ tiền đóng tủ và giá
sách. Để phát huy tác dụng của tủ sách, ông đã tổ chức họp các hội viên lại và
bàn kế hoạch và thống nhất
mỗi tuần đọc sách 2 buổi vào thứ 7 và chủ nhật
tại nhà văn hóa tiểu khu.
Không chỉ nhiều về số lượng, tủ sách khuyến học còn
rất đa dạng với nhiều chủng loại sách như: sách xây dựng
Đảng, sách khoa học
kỹ thuật, sách thiếu nhi, sách tham khảo cho học sinh...
Ngoài các đầu sách ra còn có các loại báo và tạp
chí, trong đó đây là chi hội có báo Khuyến học & Dân trí đầu tiên của Thanh
Hóa. Ba năm đầu chi hội còn nhiều khó khăn nên ông đã trích tiền lương hưu của
mình ra để mua báo. Báo không chỉ để tại tủ mà còn được chuyền tay nhau đọc.
Những bài nào hay ông lọc ra cho các cháu học tập.
Ông Thân chia sẻ: “Báo Khuyến học & Dân trí là
tiếng nói của Hội khuyến học, trong đó nêu nhiều tấm gương và những điển hình
tốt nên tôi muốn cho các cháu và mọi người được tiếp cận và học hỏi”.
Từ ngày thực hiện 30 năm di chúc Bác Hồ, ông còn
tích luỹ được 10 tập tư liệu với trên 1.000 trang, chủ yếu phục vụ cho cuộc vận
động học tập làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những tài liệu
này giờ đây không chỉ của riêng ông mà nó được chuyền tay nhau đọc. Trong đó có
2 tập là những tư liệu quý về khuyến học khuyến tài được ông sưu tầm lại sau
bao nhiêu năm.
Niềm vui lớn nhất với ông giờ đây là được nhìn các
cháu học sinh
đến với tủ sách khuyến học ngày một đông. Mỗi ngày tủ sách khuyến học của tiểu
khu thu hút hơn 30 em học sinh và cả những người cao tuổi đến đọc. Đọc sách đã
trở thành một nếp sống văn hóa của người dân
và nhất là các cháu học sinh nơi đây.
Điều khiến ông trăn trở nhất lúc này là làm sao có
được một phòng đọc sách để các cháu học sinh
và các cụ có một nơi sinh hoạt thoải mái. Hiện tại phòng đọc sách đang phải
mượn hội trường
của nhà văn hóa tiểu khu. Sau mỗi lần đọc xong phải xếp sách
báo vào tủ và kê bàn ghế lại rất bất tiện.
Không chỉ mong muốn tủ sách ngày một nhiều hơn mà
ông còn có ý định thay sách mới để phù hợp hơn với hiện nay. Những buổi đọc
sách cũng được tổ chức thường xuyên hơn. Tuyên truyền phát động người dân
và các cháu học sinh đến đọc ngày một đông hơn.
Ngoài ra chi hội còn lập một sổ vàng khuyến học
nhằm ghi lại những tấm lòng, những gương sáng trong học tập…
Theo DANTRI.COM.VN
Lớp học nơi cửa chùa
Thứ
Năm, 29/10/2009 - 10:53
http://dantri.com.vn/c25/s25-358871/thuong-trao-nuoc-mat-lop-hoc-noi-cua-chua.htm
Thương trào nước mắt lớp học nơi cửa
chùa
(Dân trí) - Cũng ê a giọng đọc, cũng ồn
ã giành nhau lên bảng, lớp học của chùa Liên Hoa là nơi nuôi dưỡng ước mơ đi
học của hàng trăm đứa trẻ nghèo ở xóm nhập cư dưới chân cầu Nhị Thiên Đường
(quận 8, TPHCM).
Nghèo nhưng phải có lễ nghĩa
Ngày ông giáo về hưu Nguyễn Văn
Tổng đến với lớp học tình thương này, lũ trẻ lang thang nhưng ham học
khiến ông xúc động: “Thấy tụi nó cơ nhỡ mà tội nghiệp, tôi về đây với tụi
nó”. Ông giáo già nguyên là hiệu phó chuyên môn của trường THCS Chánh Hưng,
quận 8. Giờ về với lũ trẻ nghèo, ông đi dạy cho mấy đứa lớp 2.
Một buổi học của
ông, bao giờ cũng bắt đầu bằng việc cho lũ trẻ đứng dậy
và chắp tay niệm Phật. Sau khi đọc lớn giọng câu “Nam mô a di đà
Phật” 10 lần, lũ trẻ con chắp tay niệm thầm 10 lần nữa. Những lớp
khác thì niệm Quan thế âm Bồ Tát.
Với ông giáo Tổng, dạy học còn là phải
dạy đạo đức, cách cư xử. Ông nói: “Không phải vì nghèo mà lại không biết đến lễ
phép”. Niệm Phật chỉ là cách tập cho các em đi vào nề nếp.
Lớp học tùy hỉ
Sống ở khu vực dưới chân cầu Nhị
Thiên Đường, những đứa trẻ hầu hết là con những người dân nhập cư, không có
tiền và không có hộ khẩu để được đàng hoàng, chính quy như những đứa trẻ khác.
Thương lũ trẻ, sư Thích Thiện Quý mở
lớp học tình thương vào năm 2006. Hai căn phòng vốn là nơi ở của các tăng được
trưng dụng để làm phòng học. Tiếp theo đó, các Phật tử đi đến từng nhà vận động
trẻ con đi học. Chỉ sau một thời gian ngắn, lớp học tình thương đã khai giảng
với 30 trẻ em nghèo.
Các em được đi học và được
cho sách vở, bút mực, compa, cặp sách. Những thứ này đều do Phật tử đi quyên
góp mà có. Nhà chùa còn “tự chế” những cuốn sổ liên lạc để có thể giúp liên hệ
với bố mẹ các em.
Lớp học nhìn cũng khá tươm tất với
những bộ bàn ghế nhựa mà các tổ chức từ thiện quyên góp. Nhưng, đây chỉ là bộ
bàn ghế dành cho học sinh lớp 1. Nó quá thấp để những trẻ lớp 4, lớp 5 ngồi. Đồ
vật đơn giản như chiếc bảng đen trong lớp 2 của thầy Tổng thì cũng là mới có
đây thôi.
Những đứa trẻ nghèo của lớp học ở chùa Liên
Hoa
Trò đi học không mất tiền. Và thầy đi
dạy cũng không tính công. Những thầy cô giáo ở đây toàn là những người đã lớn
tuổi. Thầy cô tìm thấy ở công việc này niềm vui khi mang lại hạnh phúc được học
chữ của lũ nhỏ. Ngoài thầy Tổng đã 66 tuổi, còn có cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, 67
tuổi. Trước đây cô Tuyết là giáo viên trường tiểu học Bông Sao, phường 5, quận
8. Cô giáo Tuyết gắn bó với lớp học tình thương ngay từ những ngày đầu tiên đến
nay.
Với chỉ 2 căn phòng, nhưng lớp học tình
thương này dành trọn cả cho các em từ lớp 1 đến lớp 5. Những em có điều kiện
tương đối một chút, sư Thích Thiện Quý làm giấy tờ và chuyển em lên Trường Tiểu
học Bông Sao gần đó để tạo điều kiện cho em học tốt hơn.
Lũ nhỏ ở lớp học tình thương phải đi
học cách nhật: lớp 1 và 2 học ngày thứ 3,5,7; còn các lớp 3,4,5 học các ngày
còn lại trong tuần. Học cách nhật như vậy nên nhiều khi các em hay bị... quên
bài, thầy cô giáo cứ phải ôn tập suốt.
Nương theo cửa chùa
Lớp học ra đời, nhiều trẻ em biết đến
con chữ. Trẻ em ngày học một buổi, buổi còn lại phụ ba mẹ làm lụng. Dẫu là đã
được rèn lễ phép rất nhiều, nhưng những khuôn mặt già trước tuổi, những cái cau
mày, quắc mắt vẫn cho thấy một cuộc sống thật khốc liệt của các em.
Có những đứa trẻ như bé Lê Thị Kim
Ngân, buổi sáng đi học, buổi chiều về phụ bán vé số với người cha bị tật đôi
chân. Mỗi ngày như vậy, cô bé mới sinh năm 2001 này có thể kiếm cho gia đình
100 ngàn đồng. Còn bé xíu nên những ngày đầu, bé Ngân bị người ta lừa lấy hết
vé số.
Cậu bé Trường Thắng và bà cố 83 tuổi
Còn cậu bé Hoàng Anh Trường Thắng
lại có một số phận khác. Cuộc đời dường như gắn chặt với ngôi
chùa Liên Hoa này. Sinh năm 1999 nhưng cậu nhóc này chỉ mới học đến lớp 1. Năm
ngoái, đến ngày thi học kỳ thì cậu bé lên cơn động kinh nên đành bỏ thi. Ba mất
sớm, mẹ đi lấy chồng, bà nội đi làm ở Cái Bè (Tiền Giang), cậu bé sống với bà
cố đã 83 tuổi. Hai bà cháu nương tựa vào nhau, ai cho gì ăn nấy.
Hàng ngày, Trường Thắng vào làm công
quả trong chùa để ăn cơm. Khi thì quét dọn chánh điện, có khi nhổ cổ trong
chùa. Ngày 2 bữa cơm chùa, tối lại về nhà ngủ với bà cố. Tay đeo chuỗi hạt, cậu
nhóc làm bà cố sụt sịt khi nói với bà: “Chắc sau này con ở hẳn trong chùa. Bà
chết đi thì con ở với ai?”.
Còn nhiều lắm những đứa
trẻ nghèo ở khu vực này. Đứa nào cũng nghèo, cũng bệnh. Có đứa
bị thiếu máu, cứ học một tháng thì nghỉ 3 ngày nằm viện. Có đứa bị lé, bị cận
thị... Hy vọng những con chữ sẽ giúp lũ nhỏ mai sau lớn lên có thể tự thay đổi
số phận cuộc đời mình. Bên cánh cửa chùa Liên Hoa, mong cho ngày nào lớp học
tình thương cũng nồng ấm tình người, cũng rộn rã tiếng nói cười của lũ
nhỏ...
Hiếu Hiền
Cảm phục hình tượng một người thầy
Thứ
Hai, 16/11/2009 - 10:54
(Dân trí) - Số phận nghiệt ngã đã khiến
thầy trở thành một người gần như tàn phế, thế nhưng không cam chịu số phận, hơn
20 năm qua thầy vẫn miệt mài mang con chữ đến cho những em nhỏ nơi xóm nghèo.
Đó là câu chuyện cảm động về thầy giáo Đỗ Trung Nghĩa.
Thầy giáo Đỗ Trung Nghĩa (thôn Quyết Thắng 1- xã Xuân Bái - Thọ Xuân - Thanh
Hoá) và các học trò của mình
Lớp học cùng người
thầy đặc biệt
Men theo con đường bê
tông nhỏ ven xóm chài bên dòng sông Chu, chúng tôi tìm đến gia đình thầy Nghĩa.
Điều đầu tiên chúng tôi bắt gặp là hình ảnh những em nhỏ đang ngồi ngoan ngoãn
khoanh tay lên bàn và chăm chú nghe. Phía trước là hình ảnh thầy Nghĩa, một con
người với đôi mắt sáng và khuôn mặt hiền hậu, đang nằm trên chiếc giường nhỏ và
giảng bài. Cơ thể gầy yếu của thầy với xung quanh ngổn ngang là sách vở các
loại, đôi chân và cánh tay trái đã teo lại và không thể cử động được vẫn đang
cố nâng mình lên để giảng bài và nói chuyện cùng chúng tôi, đến nỗi hai bên vai
thầy đã thâm tím lại.
Ngày nào cũng vậy, cứ
chiều chiều các em nhỏ trong xóm lại cắp sách vở đến đây để học chữ, các em hầu
hết là những em nhỏ trong xóm, có em mới 5, 6 tuổi nhưng cũng có em đã học lớp
3, lớp 4 rồi cả những em lớn hơn vì nhà xa hay vì hoàn cảnh khó khăn không thể
tiếp tục đến trường cũng đến đây theo học thầy. Thầy cho biết, có lúc đông lớp
học có đến hơn hai mươi em.
Ngày trước, thầy nói,
lúc đông học sinh các em cứ phải đưa thầy ra ngoài sân, kê một cái bảng rùi với
cái thước là cái cần câu thầy chỉ dậy từng chữ cho các em, mới đây được VTV
tặng cho bộ bàn ghế để các em ngồi học nên cũng đỡ vất vả hơn.
Số phận nghiệt ngã
Nhìn hình ảnh thầy
chăm chỉ say sưa dạy chữ cho lũ trẻ, ít ai biết rằng thầy phải chịu một
số phận nghiệt ngã như thế.
Sinh ra trong một gia
đình nghèo, cậu bé mang tên Nghĩa cũng lớn lên như bao đứa trẻ cùng trang lứa.
Rồi một ngày một tai họa ập đến, sau một đem thức dậy, Nghĩa thấy các khớp
xương của mình đau ê ẩm, ban đầu chỉ tưởng do trái gió trở trời nhưng sau mới
biết là bệnh viêm khớp. Các khớp xương ngày càng to lên và xưng tấy.
Đó là vào những năm
64, 65, thầy Nghĩa ngậm ngùi nhớ lại, khi đó tôi đang học lớp bảy, trường vì
chiến tranh mà phải di tán, trường xa ngày ngày bạn bè cứ phải chở tôi đi học
vì căn bệnh ngày càng nặng hơn. Ông bà đưa tôi đi khắp nơi chữa đủ loại thuốc,
hễ nghe thấy có ai mách là lại đưa đi, hết thuốc tây rồi lại tới thuốc nam,
thuốc bắc nhưng kết quả thì vẫn không khá hơn và đến năm 80 thì bị liệt hẳn.
Vậy là từ đó số phận thầy phải nằm yên một chỗ, mọi việc hầu như đều phải có
người giúp đỡ.
Mấy chục năm nay cuộc sống của thầy phải gắn với chiếc giường này, nhưng
thầy chưa bao giờ khuất phục số phận. Thầy vẫn dành hết tâm sức để dạy dỗ cho
các em nghèo, ham học trong thôn
Một người thầy đầy
nghị lực với tấm lòng cao cả
“Cuộc sống phải nằm
cả ngày một chỗ sinh ra chán nản, với những kiến thức đã học được từ thời còn
là học sinh, ban đầu tôi gọi con cháu trong gia đình đến và dạy chúng học, thế
rồi các cháu hàng xóm xung quanh vì không được đi học cũng đến và đứng nhìn,
không đành lòng tôi cũng cho các cháu vào học luôn”, thầy Nghĩa kể. “Và thế là
tiếng lành đồn xa mọi người trong xóm có con cháu đều đến gửi và nhờ thầy dạy
học, vậy là cũng được hơn hai mươi năm rồi”.
Hiện tại, thầy sống
cùng một người mẹ già đã 87 tuổi, đôi chân và cánh tay phải đã teo lại và không
thể cử động chỉ còn cánh tay trái hàng ngày thầy vẫn phải tự lo cuộc sống cho
mình và cho người mẹ già, nhìn xung quanh chiếc giường nhỏ là đầy đủ bát đũa,
xong nồi và các vật dụng cần thiết khác cho sinh hoạt hằng ngày.
Cuộc sống khó khăn là
vậy nhưng đã hơn hai mươi năm nay, ngày ngày thầy vẫn cần mẫn dạy dỗ chỉ bảo
từng con chữ cho các em nhỏ, thầy nói “cuộc sống là phấn đấu, còn sống thì tôi
còn phải phấn đấu...”.
Mọi người ở đây không
chỉ khâm phục thầy ở một con người đầy nghị lực mà còn cảm phục thầy ở tấm lòng
cao cả.
Cảm phục trước hình
ảnh của thầy Nghĩa, nhiều em nhỏ ở đây đã cố gắng học hành chăm ngoan hơn
Các em trong xóm đến
đây học hầu hết là những con em nhà nghèo không có điều kiện, đến học thầy ai
có lòng thì góp cho thầy 10 hoặc 20 nghìn học phí. Ai không có thì củ khoai củ
sắn hay ít củi.
“Thầy Nghĩa tốt lắm,
cả làng ai cũng quý thầy, con cháu gửi đến thầy dạy ngoan ngoãn lắm, thầy nắm
tay từng em dạy viết và dù chỉ còn một tay nhưng thầy còn khâu áo cho các cháu
nữa, thầy dạy nhưng không đòi công của ai bao giờ, ai có lòng thì góp một ít học
phí khó khăn thì thôi, nhiều khi có người đến biếu quà, thầy còn cho các cháu”,
chị Nguyễn Thị Bình - hàng xóm thầy Nghĩa cho biết.
Đã có rất nhiều những
em được thầy dạy giờ đã trưởng thành, nhiều người đã học đến đại học, như gia
đình chị Bình cũng có 3 cháu đã được thầy dạy, giờ thì một cháu tên Trang đang
học đại học trong TPHCM, một cháu đang học nghề và một cháu đang học lớp 12.
Với những gì đã làm,
mới đây thầy đã được Hội khuyến học và Sở giáo dục tỉnh Thanh Hoá tặng bằng
khen vì cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Đó thực sự là một niềm vui lớn đối
với thầy, một người thầy tật nguyền đã gắn bó mấy chục năm với công việc dạy
cái chữ.
Khi được hỏi về ước
mơ của mình thầy chỉ nhẹ nhàng đáp “tôi chỉ mong sao được khoẻ mạnh để có thể
tiếp tục dạy cho các cháu...”. Một ước mơ thật giản dị mà cao cả của một người
thầy đặc biệt.
Chí Nam