Đọc văn


Chiếc bát vỡ

Sống ở đời

Cậu bé mù

Tiếng đóng cửa

Sự thay đổi

Chiếc bình cuộc sống

Không thể sửa chữa

Cố gắng trong từng việc nhỏ

Khóc dùm

Một bài học

Coffee on the Wall Rajni,

Le maître et l'élève  Guyau

No lâu   Dương Nguyên

Quyển sách   Tăng khắc Hiển

Giá trị của ... 20 đồng   Nguyễn Hoàng 

Ông đại tá   Thích Đức Thiện

Số độc đắc   Đặng Quách Tỉnh

Chiếc bình nứt   Sáng tác : Guyloup

Lung linh ánh nến   Trần Viết Sử

Nhân nào quả nấy   Tôn thất Bàng (dịch)

Phần quan trọng nhất trên cơ thể   ChipHN

Buổi trưa yên ắng   Lam Giang

Năm mươi ngàn đồng của thầy tôi   Phương Khánh


Chiếc bát vỡ https://truyenngan.net/qua-tang-cuoc-song/chiec-bat-vo.html#more

     Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Bác rất quý anh vì từ bé tới lớn anh đều là một con người xuất chúng Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang, làm bố rất tự hào. Một ngày nọ, không may anh bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hang ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.
     Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.
     Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:
– Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!
     Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.
     Một tuần sau anh được đưa trở nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.
– Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?
– Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói.
– Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc ,thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.
     Ông tiếp:
– Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Thì dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con.
– Vâng, thưa cha, con đã hiểu.
     Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động.
(Người đăng : Bảo Trang)


Sống ở đời (Phạm Quốc) http://www.cuucshuehn.net/Truyen-ngan/20-Truyen-rat-ngan-dang-de-doc-va-suy-tu-3483.html 

Từ hồi còn học trung học, cha tôi có thói quen vặn đồng hồ chạy nhanh năm phút. Rồi vào đại học, ra trường, đi tìm việt làm, lập gia đình... cha tôi vẫn giữ thói quen như thế. Cha dạy tôi: "Phải luôn tôn trọng giờ giấc, và đừng để ai khó chịu vì mình chậm trễ con ạ".
     Năm ngoái được thăng chức giám đốc, cha thay đổi thói quen đột ngột: cha vặn đồng cho chạy chậm năm phút. Tôi thắc mắc, hỏi tại sao, cha trả lời: "Phải nghiêm khắc với chính mình nhưng lại rộng lượng với người khác con ạ!"


Cậu bé mù http://www.cuucshuehn.net/Nghe-thuat/Truyen-ngan-Cau-be-mu-1472.html
 
     Một cậu bé mù ngồi nơi bậc cấp của một tòa nhà, chiếc mũ để cạnh chân. Cậu bé cầm một tấm bảng hiệu có đề: “Tôi bị mù, xin giúp đỡ.” Có vài đồng xu trong chiếc mũ.
     Một người đàn ông đi ngang qua. Ông lấy vài đồng xu từ trong túi ra và thả chúng vào chiếc mũ. Rồi ông cầm tấm bảng hiệu, xoay nó lại và viết vào đó mấy chữ. Ông ta quay tấm bảng lại để ai đi ngang qua cũng sẽ thấy những chữ mới viết.
     Chẳng bao lâu chiếc mũ đầy tiền. Ngày càng nhiều người cho tiền cậu bé mù.
     Chiều hôm đó, người đàn ông đã sửa tấm bảng đến xem sự việc ra sao. Cậu bé nhận ra tiếng bước chân ông và hỏi. “Bác có phải là người đã sửa tấm bảng của cháu sáng nay phải không ạ? Bác đã viết gì vậy bác?”
     Người đàn ông trả lời, “Bác chỉ viết sự thật mà thôi. Bác viết những gì cháu viết nhưng diễn đạt khác.”
     Những gì ông ta viết là : “Hôm nay là một ngày tươi đẹp và tôi không thể nhìn thấy nó.”
 
Bạn có nghĩ rằng tấm bảng đầu tiên và tấm bảng thứ hai nói lên cùng một điều không ?
     Đương nhiên là cả hai tấn bảng đều nói với mọi người rằng cậu bé bị mù. Nhưng tấm bảng thứ nhất chỉ đơn giản là cậu bé bị mù. Còn tấm bảng thứ hai nói với mọi người rằng họ thật may mắn vì họ không bị mù. Hẳn chúng ta thật ngạc nhiên khi thấy tấm bảng thứ hai công hiệu hơn, đúng không ?
       Tác giả: Sưu tầm  Nguồn tin: 
Gia đình Cựu Chủng sinh Huế


Tình Người: Tiếng đóng cửa http://www.cuucshuehn.net/Truyen-ngan/

Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và tiếng chân lộp cộp rất khó chịu.
     Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.
     Mẹ tôi khuyên: "Thôi con à, chúng ta mới đến, con đừng vội, kẻo làm mất lòng hàng xóm".
     Tôi đem chuyện ra than thở với mấy người trong xóm. Có người khuyên: "Bà và chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu..."
     Rồi người ấy nói tiếp: "... Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, liệt giường, không đi lại được. Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương, xin bà
và chị thông cảm! "
     Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ: "Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi".
 
     Thế nhưng, tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết định lên lầu nhắc nhở.
     Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi: "Dì thứ lỗi, cháu sẽ cố gắng cẩn thận hơn..."
     Thế nhưng, cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ, tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức.
     Mẹ tôi an ủi: "Ráng đi con, có lẽ nó quen rồi! Từ từ mới sửa được..."
 
     Rồi khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất.
     Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ, và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.
     Tôi nói với mẹ: "Mẹ nói đúng thật!"
     Nhưng tôi bỗng bất ngờ… khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ.
     Mẹ tôi nghẹn ngào nói: "Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp thằng bé, ban ngày đi học, đêm đến quán chạy bàn. Nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi."
 
     Trong tình hàng xóm, tôi sắp xếp thời gian viếng xác người phụ nữ ấy.
     Cậu bé cúi thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói: "Dì! Nhiều lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi".
     Rồi cậu nói trong tiếng nấc: "Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ, cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu đã về, có thế bà mới an tâm ngủ. Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ..."
     Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra... Tôi thấy mình quả là vô tâm, thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
     Cảm thông là tối cần trong các mối quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời.

Xin Bạn đừng bao giờ khép lại lòng mình.
Cầu mong cho con người chúng ta luôn hướng đến một nhịp đập trái tim quảng đại, tấm lòng vị tha, nhân ái, vượt qua những suy nghĩ tầm thường, để mặc lấy tâm tình yêu thương.
Tạo Hóa ban tặng riêng chỉ có ở "Con Người"...
     Tác giả: 
Sưu tầm


Sự thay đổi  https://truyenngan.net/qua-tang-cuoc-song/su-thay-doi.html

một chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh. Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và khiến chú ta quen với điều đó

Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi.

Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.

Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Vì nồi nước cứ nóng dần dần khiến chú ếch không hề để ý đến và cuối cùng là bị chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước khi nước đã nóng rồi và cũng không đậy vung thì chắc hẳn chú ếch sẽ cố mà nhảy ra cho được.

Cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta đã quen với những việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm chí sợ sự thay đổi, sợ tiếp nhận cái mới. Nhưng thực tế thì cuộc sống của chúng ta thay đổi hàng ngày và nếu chúng ta không chú ý đến thì cũng lại đã quá muộn.

Còn khi đối diện với một sự thay đổi rõ rệt thì khi đó ta cuống lên, ta sợ. Liệu khi đó ta có thể đối diện được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi hay không? Khi đó có là quá muộn không?

Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi.

Hãy nhìn nhận cẩn thận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình.

Hãy đối diện và chấp nhận những thay đổi đang diễn ra để bản thân thay đổi theo nó cho phù hợp

(Người đăng : Bảo Trang)


Chiếc bình cuộc sống      https://truyenngan.net/qua-tang-cuoc-song/chiec-binh-cuoc-song.html#more

Một giáo sư đang trong giờ giảng về cách quản lý thời gian. Ông đặt vài thứ trước mặt. Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bong chơi golf. Sau đó, ông hỏi các sinh viên : “Theo các bạn, bình đã đầy chưa ?”. “Rồi ạ !”, các sinh viên trả lời.

Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi và đổ vào bình. Rồi lắc lên cho bi rơi lấp vào khoảng trống giữa những quả bóng. Ông lại hỏi lần nữa và các sinh viên, lần này có vẻ ngập ngừng hơn, trả lời: “ Có lẽ là rồi ạ.”

Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, và cũng đổ vào bình. Tất nhiên, cát lấp đầy các khe hở. Ông hỏi lại và các sinh viên lần này đồng thanh: “Rồi ạ !”

“Hãy xem này ” giáo sư nói và lấy ra hai lon bia, đổ vào bình. Bia tràn vào giữa những hạt cát.

“Bây giờ,” giáo sư nói, “tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình.

Bóng golf tượng trưng cho những điều quan trọng – gia đình, con cái, sức khoẻ, bạn bè, đam mê – những điều mà nếu mọi thứ khác mất đi, thì chỉ mình chúng vẫn có thể làm cuộc sống của bạn đầy đủ.

Những viên bi là thứ khác, nhỏ nhặt hơn – nghề nghiệp, nhà cửa, ôtô. Còn cát là những gì vặt vãnh còn lại.”

“Nếu các bạn cho cát vào trước”, giáo sư tiếp tục, “sẽ không còn chỗ cho bi và bóng golf nữa. Cuộc đời cũng vậy. Nếu dành tất cả thời gian và năng lượng cho những việc vặt vãnh, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều quan trọng.

Hãy ưu tiên làm những việc thực sự cần thiết trước. Dành thời gian cho con cái, kiểm tra sức khỏe, đi ăn với gia đình, làm những việc mình thích. Sau khi đã làm tất cả những điều đó, chắc chắn bạn vẫn còn thời gian cho những thứ nhỏ nhặt như lau dọn nhà cửa, sửa chữa đồ đạc. Vì thế, hãy luôn ưu tiên những quả bóng, và đặt chúng vào bình trước tiên.”

Khi người thầy dừng lại, lớp học vẫn im lặng một hồi. Bỗng có cánh tay giơ lên, và một sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, vậy bia tượng trưng cho cái gì ? ”

Giáo sư mỉm cười hài lòng, “Một câu hỏi hay. Bia, tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng, ngay cả khi các bạn thấy cuộc sống của mình đã quá bận rộn và đầy đủ thì, vẫn luôn còn thời gian cho một chầu bia ! ”

Khi thấy mình có quá nhiều việc phải giải quyết, và 24 giờ mỗi ngày là không đủ, thì bạn hãy nghĩ đến chiếc bình này, đặt những quả bóng vào trước. Và… đừng quên những cốc bia !

(Người đăng : Thu Giang)


Không thể sửa chữa   https://truyenngan.net/qua-tang-cuoc-song/khong-sua-chua.html

Một cô gái đang ngồi chờ chuyến bay của mình trong phòng chờ ở một sân bay lớn. Để giết thời gian chờ một tiếng, cô mua tạp chí để đọc và một gói bánh ăn cho đỡ đói. Cô ngồi trong phòng VIP, nghỉ ngơi và giở sách ra đọc trong thanh thản.

Cùng trên ghế chờ, bên gói bánh, một người đàn ông cũng ngồi xuống, mở báo và lặng lẽ đọc. Khi cô gái ăn chiếc bánh đầu thì người đàn ông cũng nhón ăn chiếc bánh tiếp theo. Tuy không nói gì nhưng cô cảm thấy bực bội trong lòng, cô tự nghĩ : “ Thật điên rồ ! Nếu ta không lịch sự thì sẽ cho mi biết sự tự nhiên lố bịch của mi ! ”.

Cứ mỗi lần cô nhón ăn một chiếc, thì người đàn ông kia lại nhón ăn chiếc bánh tiếp theo. Trong lòng cô, sự bực bội dần lên cao, tuy nhiên cô kiềm chế được nên chưa bộc lộ ra. Khi chỉ còn lại một chiếc bánh duy nhất, cô nghĩ: “ À được… thử xem người đàn ông ngỗ ngược này, mi sẽ xử lý sao đây ? ”.

Nhưng hắn bình tĩnh bẻ chiếc bánh làm đôi và mời cô dùng một nửa chiếc. Ôi ! Thật quá mức ! Trong khi cô đang còn đói ! Cô đứng phắt dậy, gấp sách lại, giành lấy nửa bánh của mình rồi đi thẳng ra máy bay. Khi đã vào trong máy bay, ngồi xuống ghế, cô lục túi tìm kính đeo của mình, thì thật ngạc nhiên trong túi xách của cô còn nguyên gói bánh chưa được mở ! Cô cảm thấy hổ thẹn về hành động sai sót của mình… Cô đã để nguyên gói bánh trong túi mà chưa hề mở ra ăn ! Còn người đàn ông kia đã chia phần bánh của họ cho cô, nhưng họ không hề tức giận, không hề điên khùng và khó chịu… Khi cô đang rơi vào trạng thái bối rối, hổ thẹn, nghĩ về người đàn ông kia thì thời gian cũng không còn để cô có thể giãi bày… để có thể tạ lỗi !

Trong cuộc sống, có bốn điều mà ta không sao sửa chữa được:
– Khi hòn đá… đã ném đi.
– Khi lời nói… đã buông ra.
– Khi cơ hội… đã bỏ lỡ.
– Khi thời gian… đã trôi qua.

(Người đăng : Bảo Trang)


Cố gắng trong từng việc nhỏ https://truyenngan.net/qua-tang-cuoc-song/co-gang-trong-tung-viec-nho.html#more

Một sinh viên sau khi tốt nghiệp đại hcoj đến Thẩm Quyến tìm việc làm, ròng rã cả tuần hết nơi này đến nơi khác mà chẳng có kết quả gì, lại không may khi đi xe buýt bị kẻ trộm móc ví, mất hết cả tiền lẫn giấy tờ tùy thân.

Sau 2 ngày bị đói rét, anh ta đành phải đi bới rác để qua ngày. Một hôm, đang lúi húi bới rác, anh ta bỗng cảm thấy có người đứng phía sau nhìn mình, ngoảnh lại thấy đó là một người đàn ông đứng tuổi. Người đàn ông này chìa ra một tấm danh thiếp: “Công ty này hiện đang cần tuyển người, cậu hãy đến đó xem sao?”.

Hôm sau cậu sinh viên nọ tìm đến nơi theo địa chỉ. Tại đây đang diễn ra một cảnh tượng náo nhiệt: Có tới 50 – 60 người đang đứng chờ trong một gian phòng, trong số đó rất nhiều người mặc complet nghiêm chỉnh, thấy vậy cậu ta tỏ vẻ e ngại, định thoái lui, nhưng rồi cuối cùng vẫn cứ ngồi chờ ở đó.

Khi anh ta đưa ra tấm danh thiếp thì cô nhân viên tuyển người chìa tay ra: “Xin chúc mừng! Anh đã được nhận vào làm việc rồi. Đây là danh thiếp của Tổng giám đốc chúng tôi, ông ấy đã dặn chúng tôi: Có một thanh niên đến xin việc, chỉ cần anh ta đến là được tiếp nhận làm nhân viên của công ty chúng ta”.

Như vậy không phải trải qua bất kỳ một phỏng vấn nào, người sinh viên nọ cũng được vào làm việc ở công ty. Về sau, do nỗ lực cá nhân, anh ta đã được đề bạt làm Phó tổng giám đốc.

“Thế tại sao Ngài lại chọn tôi vào làm việc?”, nhân lúc nói chuyện phiếm, người thanh niên nọ hỏi vị Tổng giám đốc. “Bởi vì tôi biết xem tướng, thấy cậu là một nhân tài hiếm có!” Mỗi lần nghe hỏi, ông ta đều mỉm cười với một vẻ bí ẩn.

Sau đó vài năm, công việc của Công ty ngày càng phát triển, vị Tổng giám đốc phải đi đầu tư ở một thành phố mới. Trước khi đi, ông ta uỷ quyền cho người thanh niên giải quyết mọi công việc ở xí nghiệp cũ.

Hôm chia tay, anh ta và vị Tổng giám đốc cùng ngồi đối diện trong phòng chờ Hạng nhất tại sân bay. “Chắc cậu vẫn muốn biết vì sao tôi lại chọn cậu vào làm việc phải không? Bữa đó ngẫu nhiên mình nhìn thấy cậu đang nhặt rác và đứng quan sát rất lâu, thấy mỗi lần sau khi cậu nhặt lấy những thứ cần thiết, số còn lại đều bỏ cẩn thận trở lại thùng rác. Khi ấy mình nghĩ, một người ở trong hoàn cảnh khó khăn như thế mà vẫn làm những việc nhỏ cẩn thận, chu toàn , thì cho dù người đó có trình độ học vấn và hoàn cảnh như thế nào thì mình cũng phải tạo cho anh ta một cơ hội. Vả lại, một người ngay từ chuyện nhỏ như thế mà tỏ ra không hề cẩu thả, thì chắc chắn sẽ thành công trong cuộc sống”.

(Người đăng An Nhiên)


Khóc dùm (http://www.cuucshuehn.net/Truyen-ngan/20-Truyen-rat-ngan-dang-de-doc-va-suy-tu-3483.html)

Cô bé đi học về muộn, ba mẹ rất lo.
 Khi thấy cô về, ba mẹ hỏi xem con đã đi đâu và làm gì?
 - Con dừng lại giúp bạn con ạ. Xe đạp của bạn ấy bị hỏng.
 - Nhưng con đâu có biết sửa xe?
 - Đúng ạ, nhưng con dừng lại để giúp bạn ấy khóc.
            
Cũng như cô bé đó, không phải ai trong chúng ta cũng biết sửa xe đạp. Nhưng chúng ta biết chia sẻ những nỗi lo âu và sợ hãi. Cuộc sống là một con đường rất dài, sẽ còn nhiều lần gặp cảnh "hỏng xe" lắm. Chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ và an ủi.


– Ba ơi, tại sao ba không vứt chiếc xe cũ hay là bán nó đi hả ba?

Người cha đáp:

– Con ơi, đó là một vật kỷ niệm và là một bài học cho ta.

– Một bài học? – cô bé thắc mắc.

– Ðúng vậy, này ta kể cho con nghe nhé.

Một hôm từ khi con chưa sinh ra đời, lúc đó ta vừa mua chiếc xe đời mới nhất này và làm một chuyến đi xa đầu tiên. Ta đang chạy trên đường thì bỗng nghe có vật gì đập mạnh vào cửa trước. Ta vội dừng xe và bước xuống kiểm tra. Ta thấy một móp ngay cửa trước và cách đó không xa có một cô bé trạc tuổi con bây giờ đang giơ tay vẫy bên đường. Cạnh cô có một chiếc xe lăn và một cô bé khác đang ngồi dưới đất. Ta giận vô cùng chạy về phía cô bé và thầm nghĩ: “Xem mày có chạy đằng trời”. Thế nhưng cô bé không có gì là có vẻ muốn chạy trốn. Khi ta đến gần, cô bé nói:

– Chú ơi! Xin chú tha lỗi cho cháu, xin chú đừng giận. Chính cháu đã ném viên sỏi vì có như thế chú mới dừng lại. Cháu buộc phải làm thế vì cháu ra dấu dừng xe đã 3 tiếng đồng hồ mà không ai dừng xe giúp cháu nâng em cháu lên xe lăn. Cháu yếu quá không nâng em nổi. Chúng cháu bị trượt té.

Ta ngẩn người ra và vội giúp cô bé nâng em nó lên đặt vào xe lăn.

(Người đăng : Bảo Trang)



Coffee on the Wall 
--by Rajni, posted Mar 31, 2013
https://www.kindspring.org/story/view.php?sid=44089

I sat with my friend in a well-known coffee shop in a neighboring town of Venice, the city of lights and water. As we enjoyed our coffee, a man entered and sat on an empty table beside us.

He called the waiter and placed his order saying, Two cups of coffee, one of them there on the wall. We heard this order with rather interest and observed that he was served with one cup of coffee but he paid for two. As soon as he left, the waiter pasted a piece of paper on the wall saying A Cup of Coffee.
While we were still there, two other men entered and ordered three cups of coffee, two on the table and one on the wall. They had two cups of coffee but paid for three and left. This time also, the waiter did the same; he pasted a piece of paper on the wall saying, A Cup of Coffee.
It seemed that this gesture was a norm at this place. However, it was something unique and perplexing for us. Since we had nothing to do with the matter, we finished our coffee, paid the bill and left.
After a few days, we again had a chance to go to this coffee shop. While we were enjoying our coffee, a man entered. The way this man was dressed did not match the standard nor the atmosphere of this coffee shop.
Poverty was evident from the looks on his face. As he seated himself, he looked at the wall and said, one cup of coffee from the wall. The waiter served coffee to this man with the customary respect and dignity.
The man had his coffee and left without paying. We were amazed to watch all this when the waiter took off a piece of paper from the wall and threw it in the dust bin.
Now it was no surprise for us the matter was very clear. The great respect for the needy shown by the inhabitants of this town welled up our eyes with tears.
Coffee is not a need of our society neither a necessity of life for us. The point to note is that when we take pleasure in any blessing, maybe we also need to think about those people who appreciate that specific blessing as much as we do but they cannot afford to have it.
Note the character of this waiter, who is playing a consistent and generous role to get the communication going between the affording and the needy with a smile on his face.
Ponder upon this man in need. He enters the coffee shop without having to lower his self-esteem he has no need to ask for a free cup of coffee without asking or knowing about the one who is giving this cup of coffee to him he only looked at the wall, placed an order for himself, enjoyed his coffee and left.
When we analyze this story, along with the other characters, we need to remember the role played by the wall that reflects the generosity and care of the dwellers of this town.

Le maître et l'élève.
                               Guyau
Dans la salle de l'école, pendant que les élèves étudiaient, les yeux fixés sur leurs livres, le maître les regardait.
Il regardait ces jeunes visages attentifs, ces têtes blondes penchées sur le travail, et voici ce qu'il pensait tout bas:
Enfants, vous êtes ma jeune famille, ma famille d'adoption, qui tous les ans se renouvelle. Rassemblés aujourd'hui autour de moi, vous vous disperserez, pour la plupart, à la fin de l'année. Mais de près ou de loin, mon cœur vous suivra.
Vous ne savez pas assez, chers enfants confiés à mes soins, combien votre maître vous aime. Souvent vous le voyez qui vous regarde d'un œil un peu sévère, souvent il élève la voix pour vous faire des reproches; parfois il est obligé de vous punir. Et vous, vous ne savez pas combien d'affection il a dans son cœur.
Pour qui donc, enfants, votre maître a-t-il fait de longues études? Pour qui a-t-il lu tant de livres, appris tant de choses sérieuses, et pour qui travaille-t-il encore? N'est-ce pas pour vous?
Ne faut-il pas déjà aimer les enfants pour se dire à soi-même: je veux passer ma vie à les instrure, je me ferai petit comme eux, pour mettre à leur portée ce que j'ai appris; leurs moments de paresse, leurs étourderies, leurs méchancetés même et leur ingratitude, rien ne me décougera.
Oui, mes enfants, je vous aime. J'aime en vous vos familles dont vous êtes la joie; j'aime en vous la patrie dont vous êtes l'espoir.
Modeste je vis, modeste je mourrai; mais si je puis laisser dans vos esprits les idées vraies et généreuses, ce sera pour moi la plus douce des récompenses et la plus belle des gloires. Lorsque je ne serai plus, lorsque devenus grands, vous aurez peut-être oublié le maître de votre jeunesse, quelque chose de lui restera en vous sans que vous y songiez. Quand vous lirez, celui qui aujourd'hui vous apprend à lire sera encore la moitié avec vous; quand vous écrirez, celui qui le premier a guidé votre main sera encore de moitié dans votre travail; quand vous penserez à vos devoirs, à votre patrie qui attend de vous votre bonheur, votre maître aura sa part dans ces pensées généreuses qu'il vous a inspirées dès l'enfance. Non, je ne mourrai pas tout entier, car je revivrai en vous.
Enfants, votre maître vous aime, il vous aimera toujours. Que vous demande-t-il en échange? Rien qu'un peu d'attention à ses paroles, un peu de respect pour ses leçons, et, si vous avez du cœur, un peu d'affection pour lui.

No lâu
              Dương Nguyên
 Đã thành lệ, buổi sáng sau khi phóng xe đến cơ quan ngồi quanh bàn trà với đồng nghiệp rôm rả mọi chuyện xa gần, lúc xách cặp về phòng riêng, tôi mới sực nhớ ra rằng mình chưa ăn bữa sáng. Khổ thế đấy, ăn bữa sáng đúng giờ ăn sáng là cả một vấn đề, không phải vì quá bận bịu, mà cái chính là cơ thể không có nhu cầu, nhưng nếu mình bỏ qua đi thì tới gần trưa lại đói, khó làm việc. Vấn đề không kém nan giải nữa là nên ăn gì, có khi tự thống kê ra các loại món ăn bữa sáng, nhưng cơ thể cứ dửng dưng, chẳng mặn mà với món nào. Bởi thế sáng hôm ấy tôi lang thang dọc vỉa hè, nghĩ mãi mà vẫn chưa quyết định được nên ăn sáng bằng gì. Phở, bánh mì sốt vang, cháo lòng, bánh cuốn hay bún cua... ? Cơ thể quá nhạy cảm trong việc phát hiện ra những mặt hạn chế của các loại món ăn đó để thoái thác chứ không chịu "duyệt" một món nào. Bỗng có lời mời bằng giọng phụ nữ:
     - Bác ơi, bác ăn ngô luộc cho cháu đi!
     Ngô luộc à, hay đấy! Tôi quay đầu tìm thì gặp một người đàn bà đang dắt chiếc đạp chở cái nồi khá to, vung mở sẳn, hơi bay nghi ngút. Nhìn qua làn hơi thấy lưng nồi ngô luộc màu trắng sữa, từng bắp ngâm lấp lửng trong màu nước vàng nhạt. Thấy tôi chú ý, chị bán hàng dừng lại, dồn sức giữ cho chiếc xe khỏi mất thăng bằng. Khi tôi ngỏ ý mua, chị hồ hởi rút cây gậy cài cho xe khỏi đổ rồi dùng đủa chọn cho tôi những bắp vừa ý. Khi trao túi cho tôi, chị nói:
     - Bác cứ ăn đi, ngô luộc vừa ngon miệng, vừa no lâu lắm đó. Ăn bây giờ, quá chiều bác không ăn cơm cũng chưa thấy đói đâu!
     Tôi không nhìn vào túi ngô chị đưa mà nhìn chị, bởi cái từ no lâu chị vừa nói, người quê tôi quen dùng một thời, hay chính xác hơn là cả quãng đời tuổi trẻ của tôi. Ăn no, mặc ấm là khát vọng của bao kiếp người và đối với một số khá đông thì mãi mãi chỉ là khát vọng. Ăn chỉ cốt để lấy no, nên ưu tiên cho món ăn nào no được lâu để có sức mà làm việc. Cháo, bánh đúc có thể tức thời làm cho người ăn có cảm giác no, nhưng chỉ cần lội mấy đường cày hoặc gánh vài gánh phân ra ruộng là mắt đã hoa lên vì đói. Khoai lang cũng thế, cơ thể tiêu hóa quá nhanh nên người nông dân không quý bằng ngô. Người quê tôi chẳng ai biết trong ngô có chất gì và dinh dưỡng ra sao, chỉ biết ăn ngô no lâu, nhất là loại ngô tẻ hạt già đãi sạch vỏ, ninh mềm. Tôi nhớ vào năm đói, nhiều người nói rằng, nếu chỉ được ăn một bát, giữa cơm và ngô thì sẳn sàng chọn ngô bởi cái giá trị no lâu của nó.
     Tôi cũng như phần lớn dân thành phố bây giờ có ý tránh những loại thức ăn gây béo, trong khi đó, gắp được miếng mỡ trong nồi rau xào là hạnh phúc của bao đứa trẻ nông thôn và miền núi. Trong khi chúng ta sung sướng vì thấy bụng mau đói, thì được no lâu còn là điều quan tâm của biết bao người.
     Hầu hết lớp trẻ lớn lên ở thành phố lầm tưởng rằng nghèo đói là chuyện ngày xưa, chỉ còn tồn tại trong câu chuyện kể của các bậc bố mẹ như để ôn nghèo, nhớ khổ. Họ biết đâu rằng, nghèo khổ còn là chuyện thời sự của nhiều nơi, mặc dù nghe đài báo thì thóc lúa thu hoạch ngày một tăng, giá gạo liên tục giảm, nhưng không vì thế mà hạt gạo đã làm no tất cả mọi người trên mọi vùng của đất nước chúng ta. Vật lộn vì miếng cơm manh áo chẳng phải chỉ là chuyện của vùng sâu, vùng xa, mà ngay quê chị bán ngô cho tôi là một huyện ngoại thành, cách trung tâm thành phố cũng chỉ vài chục cây số. Qua câu chuyện, tôi mới biết rằng, chị sinh con chưa đầy hai tháng đã phải gửi lại cho bà nội trông, ba giờ sáng thức dậy luộc ngô rồi chất lên xe đạp về thành phố để sáng ra kịp bán cho những người dân đi tập thể dục về, sau đó dắt xe đi bán rong theo các phố. Chị cho biết rằng, ngày nào được mươi, mười lăm ngàn đồng là hạnh phúc lắm rồi, chứ có hôm gặp mưa, bán không được phải đem về nhà ăn trừ bữa. Được cái ăn ngô lành bụng và no lâu nên nếu có ế thì cả nhà cũng không ai kêu ca...
     Xóa đói, giảm nghèo là chủ trương nhân đạo của đảng và Nhà nước đã giành được những thành tựu đáng kể thể hiện cụ thể trên tỷ lệ đói nghèo các vùng quê giảm xuống so với trước đây. Điều đáng tiếc là nạn tham ô lãng phí vẫn còn là một vấn đề thời sự, làm nghèo đất nước, hạn chế tốc độ xóa đói giảm nghèo. Có người bằng cách này hay cách khác, kiếm được nhiều tiền bất chính, họ kéo nhau vào quán ăn uống xả láng gọi là "đập phá", có khi một chai rượu ngoại có giá tiền xấp xỉ hai tấn thóc! Trong khi đó dịp tết, nhiều gia đình nghèo đói không biết tìm đâu ra bát cơm để cúng tổ tiên. Nghĩ cho cùng, chính những kẻ tham ô lãng phí tiếp tay cho cái đói, cái rét hành hạ những người dân lương thiện.
     Với số đông chúng ta, cái đáng ngại là sự vô cảm trước nỗi khổ của người khác. Có lẽ sự vô cảm cũng là kẻ đồng lõa với đói rét và bao tệ nạn khác.
     Tôi nhìn dáng điệu tất tả cùng nước da xanh tái của chị mà thầm trách mình chóng quên quá khứ nghèo khổ chưa xa. Cám ơn lời mời mộc mạc của chị đã giúp tôi nhớ lại và xác định được rằng quá khứ nghèo khổ của mình còn là hiện tại của nhiều người khác.
     Và từ hôm đó, cứ mỗi lần phân vân khi chọn món ăn bữa sáng là hai từ no lâu của chị hàng ngô lại văng vẳng bên tai...


Quyển sách
                         Tăng khắc Hiển
Tôi là giáo viên tiếng Anh. Đến lớp, dặn các em không ghi lời giải vào sách trước. Hôm qua, phát hiện một quyển sách đầy nét bút, tôi quát:
     - Sao em gian dối với thầy?
Nó không nói, òa khóc. Đứa bạn bảo:
     - Mẹ nó nghèo, mua sách cũ đó thầy.
Tim tôi như rạn nứt: ba năm sư phạm tôi đâu có được học điều này!


Giá trị của ... 20 đồng
                          Nguyễn Hoàng (Từ internet) (www.truyenviet.com)
Mấy chục năm trước tôi từng là trợ lý cho một vị giám đốc già. Giữa tôi và ông thường có những cuộc tranh luận về đầu tư, về nghĩa vụ của một doanh nhân với quốc gia… Là một kế toán, bệnh nghề nghiệp khiến tôi rất chặt chẽ trong chi phí, vì vậy có nhiều chuyện tôi không đồng ý với ông.
Thế nhưng, đã có một kỷ niệm với ông khiến tôi không thể nào quên, dù thời gian đã lùi xa…
Hôm đó, trên đường công tác cùng nhau, trong lúc chờ đổi máy bay tại một phi trường lớn, tôi mở cuốn sách dỡ dang ra đọc tiếp, còn sếp đi tìm chỗ gọi điện thoại. Các con ông đã lớn và sống riêng, ở nhà chỉ còn một mình vợ ông.
Dù đi xa hay gần, một ngày thế nào ông cũng gọi cho bà dăm bận, khi nhắc bà uống thuốc, lúc dặn bà khóa bếp gas cho kỹ, khi hỏi xem hôm đó con gái có đưa cháu về thăm bà hay không… Tôi trân trọng tình cảm của ông nhưng nhiều khi cũng thấy… sốt ruột: già rồi mà…
Đọc sách một lúc, chợt nghe tiếng loa thông báo chuyến bay của chúng tôi sắp khởi hành, nhìn quanh không thấy sếp, tôi vội đi tìm thì thấy ông ở trong buồng điện thoại công cộng. Nghĩ ông không nghe tiếng loa thông báo, tôi đến gần lấy tay làm dấu. Lần thứ nhất không thấy ông có phản ứng gì, tôi gõ vào cửa kính và làm dấu lần thứ hai, nhưng lúc này tôi mới nhìn ra ông không nhìn tôi mà đang nhìn sang buồng điện thoại bên cạnh.
Ở buồng bên, một chú lính trẻ khoác balô căng trên lưng, đang hối hả nói vào máy nghe: “Mẹ ơi, mẹ nói nhanh đi… Con muốn… nhưng người ta không chịu đổi vé… Mẹ gọi lại cho con nhé. Con hết tiền rồi… Số ở đây là 356…”. Người lính nói chưa dứt câu, từ máy điện thoại phát ra tiếng kêu tít tít…
Từ buồng điện thoại bước ra, ông tới bên người lính trẻ: “Có chuyện gì buồn vậy, chú em?”. “Cháu thiếu 20 đồng nữa mới đủ tiền đổi vé máy bay về thăm mẹ. Cháu đi phép. Người ta mua vé cho cháu về nhà, nhưng mẹ cháu lại tới chơi nơi chị cháu sống. Bà mệt nên phải ở lại đó. Mà cháu chỉ có năm ngày phép…” người lính bẽn lẽn xốc lại balô.
Sếp tôi thò tay vào túi rút một tờ bạc: “Cậu cầm lấy mà về thăm mẹ. Tôi không cho cá nhân cậu. Đây là phần đóng góp của tôi đối với đất nước”. Cậu lính trẻ rụt rè đưa tay ra nhận tiền nhưng khuôn mặt thì rạng ngời bởi nụ cười rộng toác.
Tôi thầm tự hỏi : liệu có khoản chi nào trong cả một năm tài chính của một doanh nghiệp giá trị hơn 20 đồng bạc mà sếp tôi đã dùng để giúp chú lính nọ về với mẹ?


Ông đại tá
               Thích Đức Thiện / 108 Truyện hay cực ngắn / Nhà xuất bản Phụ nữ 2003

Trước quán giải khát của tôi, bên kia đường, có một ông già bơm xe đạp, ngồi bên gốc cây sấu. Không biết ông ta đến từ đâu và từ bao giờ.
Thời buổi này, vô vàn người bơm xe. Nên chẳng ai để ý đến ông.
Có khách hàng của tôi xì xào:
- Ông ấy là đại tá đấy 
Nhưng cũng chẳng ai ngạc nhiên vì đã có câu ca dao:
               Đầu làng đại tá bơm xe
          Cuối làng thiếu tướng bán chè đậu đen.
Một buổi tối, đang xem tivi, các con tôi reo lên:
- Ô, ông đại tá bơm xe!
Đúng ông ta đã xuất hiện trên màn ảnh. Đó là lễ kỷ niệm một chiến thắng lịch sử. Ông ta đeo quân hàm đại tá ba sao và rất nhiều huân chương.
Tại sao ông phải đi bơm xe? Chắc có gì uẩn khúc, nhưng thời bây giờ (và cũng như ngày xưa) anh hùng thất thế là chuyện thường tình. Do đó, tôi cũng như mọi người, chẳng ai thắc mắc.
Một hôm, có mấy ông bà khách Tây tìm đường, loay hoay giở bản đồ ra, lúng túng, ngơ ngác. Ông đại tá nói tiếng Tây làu làu, chỉ đường cho khách. Họ mững rỡ bắt tay ông, líu ríu như chim, tôi không hiểu nhưng tôi có thể dễ dàng đoán được là họ đang cảm ơn ông rối rít.
Chính vì sự kiện đó mà tôi có duyên may được mời ông vào nhà. Tôi nhờ ông dịch giúp tôi lá thư của các em tôi gửi từ Thụy Sĩ, viết bằng tiếng Pháp. Số là năm đói, mẹ con tôi tha phương cầu thực. Sau khi bán con (như chị Dậu trong truyện "Tắt đèn"), mẹ tôi đi biệt tích. Một hôm chi hội Chữ thập đỏ của phường chuyển đến cho tôi một bức thư từ Thụy Sĩ. Mẹ tôi đã được một người lính lê dương Tây Ban Nha cưu mang đưa về Thụy Sĩ rồi cả hai ông bà cùng nhập quốc tịch nước này. Sau khi bố dượng tôi và mẹ tôi qua đời, các em tôi, nhờ Hội chữ thập đỏ quốc tế giúp đỡ, đã tìm thấy địa chỉ của người anh cùng mẹ khác cha. Từ đó tôi thường xuyên nhận được thư và đôla. Chỉ có điều phiền toái là các em tôi chẳng ai biết tiếng Việt, thư đều viết bằng tiếng Pháp, tôi phải đi thuê dịch, ba chục nghìn mỗi trang. Tiền không tiếc nhưng đi lại mất thì giờ. May quá nhờ có ông đại tá, tôi đỡ vất vả. Thư các em tôi hỏi thăm về quê hương, một làng thuộc tỉnh Hà đông cũ, không rõ huyện nào, tên là Do hay Dó, Dỏ gì đó vì chữ Pháp không có dấu (lưu lạc từ bé, tôi làm sao biết được?). Tôi biếu ông già tiền nhuận bút dịch, ông không nhận. Tôi mời ông thuốc "Ba số", ông từ chối, nói rằng ông đã bỏ hút. Tôi mời bia, cà phê, chè, ông lắc đầu, viện cớ đau dạ dày phải kiêng mọi chất kích thích. Tôi dặn ông:
- Hôm nào các em cháu về chơi, thể nào chúng cháu cũng phải mời bác đến ăn mừng và dồng thời làm phiên dịch giúp cháu.
Từ đó trong tâm trí của tôi, ông trở thành người thân, thậm chí một nhân vật quan trọng trong gia đình, mặc dù ông chỉ suốt ngày bơm xe bên gốc sấu.
Bẵng đi một dạo, không thấy ông, tôi đâm lo. Hay là ông ốm? Biết ông ở đâu mà đi thăm?
Rồi một tối, sau khi đi mừng một đám cưới trong phường, trở về nhà, tôi bàng hoàng nghe các con tôi báo tin: "Ông đại tá chết rồi". Chúng đã thấy cáo phó trên tivi. Tôi hỏi:
- An táng ở đâu?
- Chúng con không để ý.
Tôi trách chúng vô tình. Nhưng tuổi trẻ bây giờ phần đông vô tình như thế.
Sau đó tôi không nhớ là bao nhiêu ngày, tôi nhận được thư ông, chẳng biết do ai chuyển tới. Lời lẽ hết sức vắn tắt. Chữ nguệch ngoạc, chứng tỏ người viết run tay vì bệnh nặng:
"Tôi đã tìm thấy quê ông. Đó là làng Đơ chứ không phải Do hay Dó, nay là xã... huyện... Hà Tây. Cũng là quê tôi. Chúng ta không những là đồng hương mà còn có họ nội tộc. Về vai họ, ông là anh tôi. Đáng lẽ tôi phải báo tin mừng cho ông từ lâu nhưng tôi rất e ngại. Ông có thể thông cảm nhưng tôi sợ bà, các cháu và hàng xóm lại nghi ngờ lão già bơm xe rách rưới thấy người sang bắt quàng làm họ. Vì vậy tôi dặn người nhà, sau khi tôi yên nghỉ, mới được gửi thư này cho ông. Mong ông thứ lỗi".
Rồi ông ký, chữ ký rối, chẳng đọc ra tên.


Số độc đắc
                Đặng Quách Tỉnh / 108 truyện hay cực ngắn / Nhà xuất bản Phụ nữ 2003
Bắc mà quá là chợ. Tiếng gầm của máy đẩy luôn bị át đi bởi tiếng người: gọi nhau, cãi nhau, rao hàng, cười, chửi thề... Trong mớ âm thanh hỗn tạp hết cỡ ấy có một giọng thều thào:
- Vé số đây... vé Cần Thơ... vé Thành phố... Cậu ơi, ông ơi, cô ơi... mua dùm, làm phúc.
Bà má tóc bạc phơ, mặt nhăn nhúm tái mét, lập cập đi quanh mấy cái ôtô, năn nỉ chào mời.
Đi một vòng không bán được vé nào, má lại đi vòng thứ hai, và đến vòng thứ ba thì mệt quá phải dựa vào cái chắn bùn phía trước của một chiếc Toyota... Phà sắp cập bến, má lại cố đi vòng thứ tư. Biết đâu gặp may : có người "tội nghiệp" mua cho. Sáng nay, trước khi đi má đã thắp nhang khấn cẩn thận và ra ngõ gặp ngay cu Soan vừa "ị" vừa bêu lửa. Toàn điềm may.
Một anh bộ đội xốc ba lô lên vai, lại hạ xuống khi nghe má nói với người cổ cồn cà vạt thò đầu ra khỏi xe: "Làm phúc mua dùm cho một cặp cậu ơi !... Trần ai lắm cậu ơi !...".
- Má có bán một vé không ? - Anh bộ đội hỏi.
- Mấy vé cũng bán chớ... Nhưng cậu mua dùm cả cặp đi.
- Con không có tiền... Má lấy cho con một vé. Lấy số đẹp nhất ấy.
- Đây, cái đuôi 35, cái đầu 26, cộng đều là 8. Số gánh đó.
- Má lấy cho con... Đây, con gửi tiền má... Má ơi! Con chỉ đi ngang đây xuống đất Mũi. Con tặng má vé số này. Chúc má trúng độc đắc.
Bà má ngẩn người, chưa kịp cám ơn thì phà cập bến. Anh bộ đội đã vọt lên bờ.
Và cái "vía" của anh bộ đội thật hên. Ngay sau đó, má bán liền được mấy cặp vé... Quá trưa, trên đường về nhà ăn cơm, má còn bán được hai cặp nữa khi qua bến Ninh Kiều là nơi chưa bao giờ má bán được vé nào.
Tới nhà, má thắp một nén nhang, đặt cái vé số trước bát nhang, vái liền ba vái. Cu Soan kéo ống quần má hỏi:
- Ngoại khấn vé số à ?... cho trúng độc đắc à ?
Buổi chiều má tiếp tục gặp may, bán được thêm chục cặp vé nữa. Đi trả vé cũng may: chẳng eo sèo, lầm lẫn gì. Mua mấy con cá cho bữa mai cũng may: rẻ mà tươi. Mua chùm chôm chôm cho cu Soan cũng may: tươi rực mà rẻ không... Chèng đéc, cái may liền liền. Má đã dám nghĩ đến may một bộ bà ba lụa mỡ gà nhạt như bà Chín Ú chủ sạp vải.
Cu Soan cũng ngồi đứng không yên. Ngoại nó cũng đã mấy lần khấn vé và có lần trúng hẳn hoi... Nhưng chưa lần nào vui và xăng xái như lần này. Nó lầm nhầm đến thuộc lừ con số 26435 và mới "tít, tít..." sáu giờ đã vọt qua hàng xóm chầu truyền hình nghe kết quả xổ số. Nó cũng không thể giữ mồm nên một lúc cả xóm đã ồn lên chuyện cái vé số. Mấy người chơi đề xúm xít hỏi số đuôi rồi người thì mừng, người thì tiếc xuýt xoa !
*
Nhưng cái vé trật tuốt luốt. Cu Soan chưng hửng quay về:
- Ngoại ! Trật lất ! Hổng trúng ất giáp gì...
- Ơ... ờ...
Tưởng ngoại nặng tai không nghe ra, cu Soan càng hét to:
- Hổng trúng !
- Hổng trúng thì thôi... ừa, khấn vái mà được, thì đã hết trần ai...
Cu Soan há mồm không hiểu ngoại nói gì.
- Nhìn gì con ? Đi mua chục bánh su con ! Tiền đây...
Đúng là ngoại lầm rồi, nó hét to:
- Hổng trúng mà ngoại !
- Hổng trúng thì mặc hổng trúng... Con cứ đi mua bánh... Gặp được người tốt, cũng là trúng độc đắc đó con !


Chiếc bình nứt
               Sáng tác : Guyloup / Bản Việt ngữ : Minhtam Ha
               Nhạc phẩm : Ánh đèn màu - Charlie Chaplin
Hồi ấy bên Tàu có một người gánh nước mang hai chiếc bình lớn treo hai đầu một cái đòn gánh đeo ngang cổ.
 Một trong hai bình ấy bị một vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo và luôn luôn đem về đủ lượng một bình đầy nước.
 Cuối đoạn đường dài từ con suối về đến nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng vơi chỉ còn một nửa bình.
 Suốt hai năm tròn ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về nhà có một bình rưỡi nước.
 Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất hãnh diện về thành tích của mình, hoàn tất cách tuyệt hảo nhiệm vụ nó được tạo ra để thi hành.
 Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó rất xấu hổ về khuyết điểm của mình, và khổ sở vì chỉ hoàn tất được có một nửa công việc nó được tạo ra để làm.
 Sau hai năm chịu đựng cái mà nó cho là một thất bại chua cay, một ngày nọ chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối:
 “Con thật lấy làm xấu hổ, vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác.
 Người gánh nước trả lời:
 “Con đã chẳng để ý thấy chỉ có hoa mọc trên đường đi bên phía của con à?
Đó là vì ta vẫn luôn biết cái khuyết điểm của con, nên ta đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía của con, và mỗi ngày trên đường mình đi về con đều đã tưới nước chúng nó…
… Hai năm nay ta vẫn luôn hái được mấy đóa hoa đẹp đó để chưng trên bàn.
Nếu mà con không phải là con y như thế này, thì trong nhà đâu có được trang hoàng đẹp đẽ như vậy.”
 Mỗi người trong chúng ta đều có những khuyết điểm rất riêng biệt.
 Ai cũng đều là bình nứt cả.
 Nhưng chính các vết nứt và khuyết điểm đó của từng người trong chúng ta mới khiến cho đời sống chung của chúng ta trở nên thú vị và làm chúng ta thỏa mãn.
 Chúng ta phải chấp nhận cá tính của từng người trong cuộc sống, và tìm cho ra cái tốt trong họ.
 Vạn hạnh cho tất cả các bạn “bình nứt” của tôi!


Lung linh ánh nến
                            Trần Viết Sử / 108 truyện hay cực ngắn / Nhà xuất bản Phụ nữ 2003
Người tử tù ngước lên nhìn tôi :
- Bác làm ơn giúp em một lần này nữa nhớ ! Cho em xin một chục cây nến thôi !
Tôi dò xét nhìn anh ta. Mắt anh ta đã trong hơn, có lẽ cũng sắp khỏi rồi. Tuần trước mới vào đây, hai mí mắt anh ta còn sưng lên hum húp, dử mắt cứ một lúc lại chảy ra trắng đục. Tôi đã mời bác sĩ tới khám và cho anh ta thuốc. Sau đó, anh ta còn nài nỉ tôi mua thêm cho mấy gói dầu cá viên. Tôi cũng đã mua cho anh ta rồi. Bây giờ anh ta lại còn nhờ tôi mua nến. Ở trong tù thì dùng nến làm gì ? Nội quy nhà giam, nhất là với tử tù, nghiêm ngặt lắm. Lỡ có gì xảy ra, tất cả trách nhiệm lại đổ hết xuống đầu tôi.
- Anh cần nến làm gì?
- Dạ, để em chữa mắt cho khỏi hẳn ạ.
- Hừm... Thôi được ! Để tôi xét xem thế nào.
Cách luyện mắt kiểu ấy thì tôi cũng chẳng lạ gì. Nhưng mà...
- Trăm sự xin bác giúp em. Em cũng chẳng được sống mấy bữa nữa...
Ngập ngừng một lát, anh ta rầu rầu :
- Chẳng biết đến lúc ra "dựa cọc" thì em có khỏi được không ?
Đắn đo mãi tôi quyết định mua cho người tù một chục cây nến. Song lúc đưa cho anh ta xong, tôi bỗng chột dạ. Nhỡ mà... Tôi bèn kín đáo nhắc với mấy người lính gác, yêu cầu họ phải canh chừng anh ta thật sát sao. Một lúc sau tạt qua, thấy anh ta đang ngồi xếp bằng, mắt nhìn chăm chăm vào ngọn lửa nến trước mặt, tối mới thấy hơi yên tâm. Lạ thực, tên tử tù này! Người ta đưa anh ta về đây để được hưởng mười lăm ngày cho anh ta kháng án. Song có vẻ như anh ta đã tuyệt vọng lắm rồi. Tôi có nhắc anh ta sao không làm đơn kháng án đi thì anh ta trả lời: "Kháng làm sao được hở bác ? Tội em nặng lắm, có chết trăm lần cũng đáng". Vậy mà anh ta còn chăm lo cho đôi mắt mình đến vậy để làm gì không biết ? Dễ anh ta tưởng rằng sang thế giới bên kia với một đôi mắt đẹp thì sẽ thoát khỏi vạc dầu sôi hay sao ?
Mười lăm ngày trôi nhanh như gió thoảng. Hôm đội thi hành án đến đón anh ta đi xử quyết, trước lúc bước lên xe, người tử tù bỗng nghẹn ngào nắm chặt lấy hai tay tôi :
- Em đội ơn bác nhiều... Mọi người ở lại, em đi !
Nhìn đôi mắt trong sáng đẫm lệ, tôi bàng hoàng. Đôi mắt ấy là của một kẻ bị án tử hình ư ?
*
     Một tuần sau, phòng tôi bỗng có tiếng gọi cửa. Khách là ông bác sĩ đã đến khám mắt cho người tử tù dạo nọ. Ông đến để rủ tôi cùng đi trao một món tiền cho bà mẹ của người tử tù ấy. Thấy vẻ ngạc nhiên của tôi, ông cũng lộ vẻ ngạc nhiên không kém.
- Ra anh không biết gì ư ? Tên tử tù còn có một bà mẹ già yếu. Hôm nọ, khi tôi đến khám mắt cho hắn, biết bệnh viện chúng tôi cần một đôi mắt, hắn xin được hiến đôi mắt của mình để lấy một khoản tiền...
     Tôi lặng người. Bất giác, tôi nhìn vào tấm gương con treo trước mặt, đôi mắt tôi đang nhìn thẳng vào tôi.

Nhân nào quả nấy
                       Tôn thất Bàng (dịch)

Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị ‘pan’ (hư) đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac củ kỉ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an toàn cho bà vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói.   
Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta.   
Anh nói: “Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson.”   
Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chổ khớp xương bàn tay một hai lần gì đó.  
Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau xát.
Trong khi anh đang siết chặt ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến hai lần là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh.. Anh chỉ là giúp người đang cần được giúp đỡ và Chúa, Phật biết đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.   
Anh nói với bà cụ nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ thì bà có thể cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: “Và hãy nghĩ đến tôi…”   
Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà và biến mất trong hoàng hôn.   
Chạy được vài dặm trên con lộ bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ. Bà ghé lại để tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào trước khi bà đi đoạn đường chót để về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù phải đứng suốt ngày để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.  
Bà cụ thắc mắc không hiểu tại sao khi cho một người dù có ít lại cho một người lạ mặt rất nhiều. Rồi bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy.   
Sau khi bà ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi mất. Chị hầu bàn thắc mắc không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi để ý trên bàn chị thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng.  
Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: “Cô sẽ không nợ tôi gì cả. Tôi cũng đã ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô. Có ai đó đã một lần giúp tôi giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.” 
      Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô-la.   
Thật ra, có những bàn ăn cần lau dọn, những hủ đường cần đổ đầy, và những khách hàng để phục vụ nhưng chị hầu bàn đã hoàn tất việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai. Tối hôm đó khi chị đi làm về và leo lên giường nằm thì chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào bà cụ đã biết chị và chồng của chị cần số tiền ấy? Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn….  
Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh, ‘Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan Anderson, ạ.’
 
     Có một cổ ngữ “NHÂN NÀO QUẢ NẤY” Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này, và tôi yêu cầu bạn chuyển tiếp nó. Hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng. Đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến một người bạn. Những người bạn tốt, giống như những vì sao….Bạn không luôn luôn trông thấy họ, bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.
(Việt dịch ngày 11 tháng 9 năm 2009: TTB
)


Phần quan trọng nhất trên cơ thể
                                          ChipHN (sưu tầm và biên soạn)
Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con." Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì." Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngã đầu vào."

Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.


Buổi trưa yên ắng
Truyện 1.187 chữ của LAM  GIANG

TT - Chuyến xe đò đưa Hà từ Ba Đô vào Động Hải từ sớm. Loanh quanh một hồi Hà mới chọn quán cà phê Hoa Mơ đông đúc trên đường Quang Trung.
Hà mừng khi chỉ liếc qua đã thấy vài đôi giày không còn láng lấp ló dưới gậm bàn. Mở nghề hôm ni chắc khá đây, Hà nghĩ. Chiếc túi xách cải tiến từ cái cặp sách cũ phành phạch đập vào phần mông trên của Hà theo mỗi bước đi.
Hai bàn. Hai dãy bàn. Một vòng quanh. Bàn mô cũng như nêm người vô, rứa mà chẳng ma mô đoái hoài cho miềng một đôi. Hà tự an ủi: bảnh mắt ra chắc người ta đang khoan khoái tận hưởng không khí yên lành, miềng kỳ kèo quá họ đâm ghét, có khi lại không được chút chi.
Hà ra gốc cây vú sữa ngoài bãi để xe ngồi ngó vào.
Thứ không khí hầm hập của những buổi sáng trước sớm ni răng không còn. Khoảnh sân của quán cà phê ngập đầy những ngọn gió biển hây hẩy thổi, vuôn vuốt qua da Hà như ru. Con mắt dậy sớm đón chuyến xe đầu tiên giờ làm Hà có cảm giác sao sao ấy. Vạt áo không còn hai cái nút phía dưới cứ phất lên, phật phật vào da bụng Hà nhồn nhột.
Giọt nắng lọt qua kẽ lá vú sữa đã dọi đứng vào mắt. Hà sấp ngửa lao vào quán. Những đôi giày đông đúc sáng ni vợi mô cả. Một bàn... Năm bàn. Quái, vẫn không có ma mô cho miềng đánh một đôi gọi là. Không khéo hộp xi mua hôm qua bị dớp rồi. Tiệm nớ khi miềng mua xi đã chộ mấy chị tóc hung tóc vàng có mặt từ khi mô, đang chọn giày chọn dép, ngả ngớn với mấy anh tóc đỏ. Cầm hèn chi...
Những đôi giày lộp cộp đi ra.
Bụng Hà bắt đầu ục ục đôi cái. Chắc giờ ni ở nhà ba mạ với thằng Hòa đang ăn cơm. Miềng chỉ cần cái bánh mì không là ngon bụng bữa trưa. Không, hai cái hay hơn. Khi sáng mần trọn chén cơm nguội mà chừ đã không chộ chi trong bụng nữa rồi. Hà lại đếm lưng vốn. Vẫn hai mươi ngàn. Tối bắt xe về hết mười lăm, còn năm. Chiều ni không được đôi mô là hỏng. Mai lại ngửa tay xin mạ tiền xe. Đen thiệt. Khi đi mạ can: “Tướng mi nỏ mần được, ở nhà cho rồi”. Mạ nói e đúng. Nhưng miềng quả quyết quá, chừ biết răng?
A, có xe máy vô. Một ông bụng bự dựng chiếc xe máy to đùng trúng ngay trên vệt bóng cây xà cừ đổ xuống. Tiếng ục ục trong bụng Hà biến mất tang.
Hà khấp khởi chỉ tay xuống đôi giày của ông khách: “Cho cháu đánh chú hè, hắn hết láng rồi chú nờ”. Ông bụng bự nhìn Hà từ đầu tới chân, nhìn sang cô phục vụ với chiếc áo bó eo có nhiều dải bèo thõng thượt từ cổ xuống tận hông vừa nhanh nhảu trờ tới. Nhìn chán, miệng ông nói với Hà trong khi mắt vẫn chới với phía cô phục vụ: “Răng mà còn không đánh nữa là đánh giày, thôi hé”. Rồi như tự thưởng cho mình về một câu nói quá dí dỏm trước mặt người đẹp, ông Bụng Bự - Hà đặt tên cho ông ta như vậy khi cố kéo vạt áo cứ chực vùng lên khỏi bụng mỗi khi có gió - búng ngón tay đánh tách một tiếng ra vẻ điệu đàng.
Hà ngồi ké vào cái ghế cách khá xa ông Bụng Bự. Mạ nói rồi, nếu người ta không thích thì đừng nằn nì mà họ ghét. Hà đặt cằm lên hai bàn tay úp trên mặt bàn, mắt lom lom sang ông Bụng Bự. Cái bụng Hà như biết là chưa qua bữa trưa nên vẫn ục ục sôi. Gió biển đè thổi mãi. Hai con mắt Hà nặng hơn lúc sáng.
Hà cố cưỡng lại từng đợt gió mát rượi. Biết mô khi miềng ngủ thiếp đi ông Bụng Bự chẳng bất chợt gọi tới. Chà, miềng sẽ quết xi lên đôi giày, quết thật chậm, thật đều như mạ dặn. Cái dây bằng vải thun mạ chuẩn bị hôm qua mà cưa qua cưa lại một hồi nữa thì giày bóng lộn ngay. Vô phúc cho con ruồi mô mỏi cánh đậu xuống đó một phát là trượt bổ, gãy cẳng cái chắc. He he... Tiếng cười không cất to lên nổi của Hà đấm đá với tiếng bụng sôi ục ục.
Giờ ni chắc thằng Tấn, thằng Mai sắp đi học. Môn toán. Đúng rồi, hôm ni có tiết đó. Môn khó gặm. Học bài ở nhà miềng bị ba khẽ tay mãi đâm chán. Đi mần ăn ri hóa hay, khỏi mệt óc, phụ thêm được cho mạ để thằng Hòa học.
Những ngọn gió chẳng hiểu sao hùa nhau đùa không thôi trên mảng da bụng Hà, làm đôi mắt Hà nằng nặng, nằng nặng mãi. Hà nhướng mắt về phía ông Bụng Bự. Răng ông nớ ngồi quán cả trưa? Mặt buồn buồn rứa không khéo bị vợ la rồi chán nên ra đây ngồi cũng nên. Mà biết mô là bị bồ đá? Đến giờ cơm mà đi ngồi một mình chắc e đúng chuyện tế “dị” nớ rồi. He he... Ba miềng có bữa bị mạ la cũng rứa. “Dưng” mà ba chỉ sang ngồi nhà hàng xóm. Chà, uổng thiệt, mâm cơm ở nhà ông Bụng Bự chí ít cũng như mạ miềng mần cúng...
Gió hùa vào với buổi trưa vắng làm Hà gục hẳn. Có tiếng ông Bụng Bự văng vẳng. Rồi đôi giày ông Bụng Bự cứ thế bóng lên dưới dải vải thun của Hà. Cái bánh mì không, không, phải là bánh mì xíu chớ, giòn tan làm sao. Hà nhí nhén cắn từng mẩu, cố hưởng đến cùng vị ngon của nó...
Hình như mạ giục vô nhà ăn cơm để đi học. Hà ngấc đầu dậy thật mau, nhìn quanh. Ông Bụng Bự nói điện thoại rổn rảng rồi ra nổ máy xe. Cười nói kiểu nớ nỏ phải bị vợ la hay bồ dỗi rồi. E ông về ăn cơm, Hà nghĩ. Chà, mâm cơm ở nhà ông chắc như mạ mần cúng... Tưởng ra thôi đã chộ sướng. Mà răng nghĩ toàn thứ ngon rứa mà bụng không sôi hè? À, thường qua bữa là dạ dày hắn quên đói, mạ hay nói rứa. Mạ nói chi cũng đúng, cả chuyện miềng rồi nỏ mần chi được mà ăn.
Hà ngọ nguậy với mấy tờ tiền trong túi. Năm ngàn một ổ mì xíu... Biết mô là mạ nói sai, chiều ni có người kêu thì răng. Có khi năm bảy đôi nữa chớ một. “Dưng” nếu mạ lại nói đúng thì... Thôi, cứ hai ngàn mì không mà mần hai ổ cho đã...


Năm mươi ngàn đồng của thầy tôi
Phương Khánh

Chuyện đời tự kể:
TTO - Nếu không có 50.000 đồng của thầy, chắc hẳn tôi chẳng có được nghề nghiệp, cuộc sống ổn định như hiện tại. Câu chuyện trôi qua 13 năm nhưng tôi vẫn nhớ như in như mới xảy ra hôm qua, hôm kia…
Đó là vào mùa hè 1996, tôi đang học những ngày cuối cùng của lớp 12. Trường của tôi là Trường phổ thông cấp II-III Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, giờ là Trường THPT Lê Minh Xuân - một ngôi trường xa xôi của huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Nhà tôi lại ở một xã xa nhất, nghèo nhất của huyện - xã Bình Lợi. Nếu xã tôi là xã xa nhất của huyện Bình Chánh thì nhà tôi lại là ngôi nhà xa nhất của xã (ở sâu trong một cánh đồng, ráp ranh với xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Nhắc đến Bình Lợi - người ta nghĩ ngay đến những đứa trẻ người nhỏ thó, đen nhẻm, quen lội sông, lội đồng mò cua, bắt ốc nhiều hơn là cắp sách đến trường. Tuổi thơ tôi cũng không ngoại lệ với những đứa trẻ ấy - cũng mò cua bắt ốc, cũng xúc tép làm mắm, phụ ba má đổi lấy manh áo, chén cơm. Con gái những ngày hành kinh cũng không kiêng nước, cũng trầm mình dưới những vũng bùn đen ngòm, cũng lội bì bõm dưới những con kênh nước xâm xấp chảy xiết…
Giờ nghĩ lại tôi còn thấy rùng mình, ớn lạnh. Có lẽ vì thế mà sau này tôi bị bệnh phụ khoa, phải chữa trị gian khổ lắm mới dứt và suýt chút nữa tôi mất khả năng làm mẹ (lấy chồng gần 5 năm  chạy chữa mãi mới có con).
Tuổi thơ tôi gian khổ như thế vì nhà tôi nghèo, rất nghèo, ba má tôi phải chạy ăn từng bữa. Các anh chị học hành dở dang. Chưa một ai trong chín anh chị em tôi dám mơ ước vào đại học. Cánh cửa đại học lúc đó như một món hàng xa xỉ nhất đối với chị em tôi. Các chị tôi lớn lên, có chị học xong cấp I, có chị học xong cấp II, ở nhà phụ ba má cày sâu cuốc bẫm.
Phụ má được vài mùa gặt, đủ tuổi kết hôn là các chị “thoát ly” khỏi gia đình - thực hiện biện pháp “xoá đói giảm nghèo” cho ba má - lấy chồng. Tôi còn nhớ mỗi lần gả chồng cho các chị, mẹ tôi cứ khóc ròng. Tôi biết má thương con gái rồi số phận sẽ giống mình - lặp lại cái vòng luẩn quẩn đói nghèo - nhưng má không biết phải làm sao.
Là đứa con gái út của ba má nên tôi được ba má chăm sóc nhiều hơn. Ba tôi thường vuốt tóc tôi bảo: Con cố học, ba sẽ ráng lo cho con. Quả thật, ba rất chăm lo cho việc học của tôi. Suốt 3 năm học cấp III, nhà xa trường gần 7km, sáng ba chèo xuồng đưa tôi ra lộ, chiều lại kẻo kẹt tay chèo đón con gái về (bởi nhà tôi ở tận trong đồng sâu, không có lối đi, phải lội ruộng, băng đồng). Tôi đến trường có bước chân ba theo đi. Và tôi nhìn sâu vào đôi mắt ba, tôi biết đôi mắt ấy luôn rực cháy một khát vọng… Thế nhưng có lẽ ba cũng chẳng dám mơ tôi vào đại học. Tất cả chỉ vì cơm áo gạo tiền ở mảnh đất phèn chua nước mặn này cứ đè nặng lên đôi vai ba…
Những ngày cuối cùng của năm học lớp 12 - cũng là lúc gần hết hạn nộp hồ sơ dự thi đại học - tôi không có lấy một đồng trong túi. Cả nhà không còn một hạt gạo, ba má tôi phải chạy vạy từng lon gạo để nấu cháo ăn qua ngày, đợi mùa giáp hạt. Tôi cũng có một khao khát được thoát ly gia đình, được thoát khỏi cái nghèo đói, cơ cực nhưng không phải là lấy chồng mà là vào đại học.
Tôi cứ suy nghĩ trong cái vòng luẩn quẩn: không có tiền mua hồ sơ dự thi thì không thể thi đại học, mà không thi đại học thì không thể nào thay đổi được cuộc sống.
Suy nghĩ mãi, cuối cùng tôi nghĩ đến thầy tôi - thầy Đoàn Tấn Phương - thầy giáo dạy môn vật lý của tôi. Tôi nghĩ đến thầy bởi có lần tình cờ trong một buổi sinh hoạt lớp, thầy bảo: Thầy thương nhất là các em từ Tân Nhựt, Bình Lợi (xã Tân Nhựt, xã Bình Lợi) ra, các em đi học vất vả quá.
Giờ ra chơi hôm ấy, tôi lấy hết can đảm đến gặp thầy… Thầy bảo tôi cuối giờ hãy ghé lại văn phòng. Thế nhưng cuối buổi học hôm đó tôi không gặp được thầy. Có lẽ vì tủi thân, vì xấu hổ nên bao nhiêu câu hỏi cứ đặt ra trong đầu: hay thầy không muốn giúp mình? Hay thầy ghét mình? Hay mình không xứng đáng nhận sự giúp đỡ của thầy?
Nghĩ đến đó nước mắt tôi tuôn rơi. Mơ ước vào đại học của tôi coi như không thể thực hiện. Trong tôi có cả niềm tủi hổ của đứa học trò nghèo và cả giận thầy nữa. Thế nhưng, đến ngày thứ hai đầu tuần, tôi thật bất ngờ nhận từ tay thầy một phong bì, trong đó có 50.000 đồng (số tiền quá thừa để làm hồ sơ dự thi và quá lớn với tôi) và một tờ giấy gấp đôi với những dòng chữ: “Lúc trước em hỏi thầy. Lúc đó thầy chỉ có hai ba chục. Thầy sau đó lên văn phòng lãnh bảo trợ. Lúc ra về không thấy em lên kiếm. Nay thầy đưa em bao nhiêu đây. Nếu cần thêm thì hỏi thầy”.
Đọc những dòng chữ của thầy, nước mắt tôi cứ chảy dài. Thì ra lúc đó thầy cũng không có sẵn tiền trong túi và có lẽ thầy cũng rất ít tiền bởi đồng lương giáo viên eo hẹp khi đó. Tôi thương thầy và thương cho chính mình.
Tôi tự nhủ mình sẽ cố gắng học thật tốt để thi đậu, để không phải hổ thẹn với thầy. Nhưng thật trớ trêu, năm ấy không những tôi không đậu đại học mà tôi rớt cả tốt nghiệp THPT. Rớt tốt nghiệp phổ thông với mọi người đó là chuyện bình thường bởi vì những đứa học trò nông thôn chúng tôi thời gian làm đồng, làm ruộng, mò cua bắt ốc nhiều hơn thời gian đến trường. Ba má tôi không trách tôi. Thầy cô không trách tôi. Nhưng tôi thấy lòng mình se thắt, đau đớn, xấu hổ.
Ba má tôi an ủi: Thôi, con học như thế là tốt hơn các chị nhiều rồi, ở nhà làm đồng phụ ba má rồi đi lấy chồng, sanh con đẻ cái. Ban đầu tôi cũng nghĩ thế như chấp nhận một số phận - vì tôi nghĩ không có cách nào khác hơn thế. Nhưng rồi hình ảnh của thầy tôi - thầy Đoàn Tấn Phương và 50.000 đồng của thầy cho tôi làm lòng tôi quặn thắt. Thế rồi tôi vừa phụ ba má làm đồng và vừa âm thầm ôn tập để thi lại.
Mùa hè năm 1997, tôi đậu tốt nghiệp THPT. Tôi dự thi vào Trường đại học Sư phạm như mơ ước. Và tôi đậu đại học vào năm đó. Mùa thu 1997, tôi vui mừng trở thành sinh viên của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, khoá 23 (1997-2001).
Sau đó, tôi có trở về trường cũ, mong muốn gặp lại thầy tôi. Nhưng thầy đã chuyển trường - một trường phổ thông ở quận 9. Thế là tôi không gặp lại thầy nữa. Tôi chỉ biết nhà thầy ở quận Bình Thạnh nhưng tôi không thể tìm được. Bốn năm đại học cũng kết thúc. Những dòng chữ và tờ giấy úa nhoà của thầy tôi và cả cái phong bì đựng nó 13 năm qua tôi vẫn còn giữ.
Bất ngờ, tháng 3-2009 tôi gặp lại thầy bởi thầy đã chuyển công tác về Trường Trần Quang Khải (quận 11) từ tháng 9-2008, trong khi đó trường tôi dạy Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 11 kề bên trường thầy. Đúng là quả đất tròn, tôi gặp lại thầy ngay trước cổng ngôi trường mình.
Giờ thỉnh thoàng tôi mời thầy đi uống nước, dùng cơm với tôi. Hai thầy trò nói với nhau biết bao nhiêu chuyện buồn vui trong thời gian qua. Có thể thầy chẳng còn nhớ 50.000 đồng thầy cho tôi mượn. Nhưng tôi thì không bao giờ quên được món nợ ấy. Nhờ nó mà tôi có đủ ý chí, nghị lực để học tập và thi đậu đại học.
Ngồi nhớ lại những ngày tháng tuổi thơ gian khó, tôi biết ơn thầy tôi, thầy Đoàn Tấn Phương, vô hạn.